Nguyên Trường dịch
Khu vực cao cấp: “Nhiều người thích cô ấy, nhưng cô ấy chỉ đi với tôi thôi”
Những người phụ nữ làm việc trong khu cao cấp của ngành kĩ nghệ tình dục ở Việt Nam không ra giá trực tiếp. Trong khu vực này, quan hệ kinh tế và tình cảm đan xen vào nhau đến mức là cả đàn ông lẫn phụ nữ đều thường cố gắng thể hiện quan hệ tình cảm mà ít nói với nhau trực tiếp về tiền (Zelizer, 2005). Người lao động tình dục trong khu vực cao cấp có gắng tạo dựng “quan hệ thân tình” và che đậy sự kiện là muốn được trả nhiều tiền hay quà tặng đắt tiền (Zelizer, 2005). Giống như những người lao động tình dục ở Thái Lan mà Aura Wilson (2004) đã khảo sát, những người phụ nữ hoạt động trong khu vực cao cấp ít khi ra giá trực tiếp. Đa số bỏ túi được nhiều hơn bằng các món quà. Các cô thường chi khá nhiều tiền cho các thẩm mĩ viện và quán bar, nhằm tạo cho khách hình ảnh của những người đi chơi giàu có. Nhưng khác với những người phụ nữ địa phương vào quán với bạn bè, những người này biết rằng họ đang làm việc. Họ lợi dụng sắc đẹp và khả năng biến tình cảm của mình thành một món hàng. Khách làng chơi quan hệ với những người lao động tình dục cao cấp trả tiền không chỉ vì nhục dục, họ trả tiền vì người đàn bà đẹp và đáng yêu, những người dành nhiều thời gian tâm sự với họ trong nhà hàng hay quán café chứ không chỉ làm tình. Tôi xin minh hoạ khu vực cao cấp bằng hai câu chuyện của một người lao động và một khách làng chơi trong ngành công nghệ tình dục Việt Nam như sau.
Tôi làm quen với Thanh, một Việt kiều, cũng là chuyên viên máy tính ở Paris về Việt Nam thăm gia đình, sống cùng khách sạn với tôi. Một tối Thanh cho tôi đi theo anh ta. Sau khi vào quán Whisper, một quán bar nằm ngay trung tâm quân 1, Thanh nói với tôi [bằng tiếng Anh]: “Tất cả [các cô ở đây] đều làm, chị phải trả giá đúng”. Khi tôi đề nghị giải thích thì anh ta nói: “Đấy là món đồ uống mà chị sẽ mua. Tôi nghĩ, thường thì mua một chai Remy [chai Cognac giá khoảng 100 dollars] và sau đó mời các cô đến nói chuyện”. Đêm đó Thanh gặp hai người, Châu và Hoài, cả hai đều mặc quần áo cộc và đi giày cao gót. Châu 23 tuổi, còn Hoài 24. Khi Thanh giới thiệu, chúng tôi cùng mỉm cười và không nói chuyện được nhiều vì nhạc trong quán mở to quá. Thanh thích Hoài và họ bắt đầu ve vãn nhau. Cuối buổi Thanh và Hoài cho nhau số điện thoại và họ đi vào khách sạn, vào quán café, quán bar với nhau suốt hai tuần liền. Trước hôm Thanh trở về Paris tôi đã mời anh ta đi uống café và làm một cuộc phỏng vấn không chính thức. Câu đầu tiên Thanh nói với tôi bao trùm việc buôn bán sắc đẹp của đàn bà và ước muốn của đàn ông [bằng tiếng Anh]:
“Chị biết đấy, tôi chỉ ở đây có hai tuần thôi và có một người đẹp đi chơi cùng thì còn gì thú bằng. Nghĩa là, chị biết đấy, tôi là thanh niên Việt Nam, tôi mua cho cô ta đồ trang sức, quần áo và cho cô ta tiền tiêu trong thời gian chúng tôi bên nhau. Thanh niên da trắng kiệt sỉ lắm. Họ đếm từng xu, trong khi người Việt Nam chúng ta phóng khoáng hơn. Tôi là người tốt, chị biết đấy, tôi cho cô ấy tiền và mua cho cô ấy tặng phẩm. Tôi quan tâm đến cô ấy. Tôi có thể tiêu nhiều tiền trong hai tuần cũng không sao. Đây là kì nghỉ của tôi”.
Khi tôi hỏi Thanh trong hai tuần qua anh ta đã chi cho Hoài bao nhiêu, thì anh ta bảo: “Tôi không biết. Tôi mua cho cô ấy rất nhiều đồ, thỉnh thoảng tôi lại đưa cho cô ấy hai trăm… có thể sáu bảy trăm dollars”. Khi tôi nói về quan niệm của anh ta về những người làm việc trong lĩnh vực tình dục ở Việt Nam và tỉ giá ngoại tệ, Thanh giải thích: [bằng tiếng Anh]:
“Những cô gái này cao giá vì họ trẻ, xinh xắn, và những anh chàng khác cũng muốn. Chị biết đấy, họ khéo léo và biết nói tiếng Anh. Họ biết cách nói chuyện với đàn ông… Tôi biết nếu tôi đưa ít thì cô ấy sẽ đi với người khác. Tôi không muốn những cô xấu xí đang nói chuyện với mấy tay da trắng mà chị nhìn thấy kia.”
Việt kiều, tương tự như Thanh, đến Việt Nam để thụ hưởng không chỉ tình dục. Những người đàn ông này mua dịch vụ của những người lao động tình dục trong khu vực cao cấp, tức là mua dịch vụ của những cô gái trẻ, đẹp, phong lưu và có nhiều người thích, và quan trọng hơn là làm cho họ cảm thấy là mình cũng được người khác thích. Những người phụ nữ này còn tạo điều kiện cho đàn ông thể hiện sức mạnh của đồng tiền của mình bằng cách tạo ra cách sống sang trọng. Những người lao động tình dục trong khu vực cao cấp dùng tình cảm để tạo ra cảm giác thèm muốn và cảm giác về quyền lực của khách bằng cách giúp những người đàn ông đó thể hiện nam tính của mình ở những nơi công cộng (Allison, 1994). Cái ham muốn đó hiện diện không chỉ trong khả năng thanh toán của Thanh mà còn nằm trong khả năng thể hiện tình cảm của Hoài khi cô cùng với Thanh vào quán café, khách sạn hay quán bar (Constable, 2003). Trong khu vực cao cấp, quà tặng là thứ bắt buộc phải có để trao đổi. Thông qua những món quà tặng đắt tiền, cả người lao động lẫn khách làng chơi đều thể hiện mình là những người sành điệu hơn những người đàn ông và đàn bà trong khu vực trung và hạ cấp, tức là những người sử dụng quan hệ tình-tiền theo kiểu “tiền trao cháo múc” (Peiss, 1986).
Nhiều người lao động trong khu vực này có khả năng và cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc cung cấp cái mà Hochschild gọi là “tình cảm sâu nặng” (deep acting). Một trong những người như thế là Kim Lý, một người bạn trai đã giới thiệu tôi với cô vào tháng 8 năm 2006. Cũng như những người mà tôi ngờ rằng đang làm trong lĩnh vực tình dục khác, tôi phải chờ cho đến khi khá thân với Kim Lý mới dám hỏi thẳng và trực tiếp về công việc của cô. Giống như một số người phụ nữ làm việc trong khu vực cao cấp, Kim Lý xuất thân từ một gia đình khá giả. Cha mẹ cô có một cửa hàng bán đồ mĩ phẩm sản xuất tại Nhật và Hàn Quốc ở quận 1. Kim Lý thường mời tôi đi uống café, vào mĩ viện và quán bar, cho thấy khả năng kinh tế và xã hội tạo điều kiện cho cô sự tự tin và có những cầu nối để gia nhập những quán bar cao cấp, nơi cô có thể gặp gỡ những người đàn ông Việt kiều khác nhau. Trong thời gian gặp gỡ tôi, Kim Lý đang hẹ hò với hai Việt kiều Mĩ; một người từ San Jose, California còn người kia thì từ Pittsburgh, Pennsylvania tới. Mới 21 tuổi, những đêm cuối tuần Kim Lý thường đến các quán bar cao cấp trong những khách sạn 5 sao hay những địa điểm như Whisper. Khả năng kinh tế và xã hội của Kim Lý giúp cô che giấu vai trò của mình (người lao động tình dục) đối với đa số đàn ông trong khi kín đáo thể hiện nó với một số người khác.
Một tối (tháng 6 năm 2007) Kim Lý và tôi tới Whisper. Đêm đó tôi mới biết rằng so với những người phụ nữ trong các khu vực khác, những người hành nghề trong khu vực cao cấp thường bỏ rơi những khách làng chơi mà họ thấy là không hợp, như Kim Lý đã làm hôm đó. Bỏ rơi đàn ông thường làm cho cô có nhiều khách hàng hơn, đặc biệt là Việt kiều, những người mà cô có thể lựa chọn. Hơn nữa, nó còn đưa đến cho cô những người thích cô để cô lựa chọn. Cô nói với tôi [bằng tiếng Anh]:
“Phải biết cách nói chuyện với đàn ông Việt kiều. Không được nói ngay là tôi sẽ ngủ với anh, còn anh sẽ trả tiền cho tôi. Nếu muốn được nhiều tiền hơn thì phải kiên nhẫn và biết cách nói chuyện với họ”.
Khi tôi đề nghị giải thích thì cô bảo [bằng tiếng Việt]:
“Chị biết đấy, nhiều cô gái cảm thấy ngượng khi đòi tiền ngay. Nhưng đấy là những con ngốc. Như em thì em sẽ nói: ‘Anh yêu ơi, phải tiết kiệm mới được. Ăn ở chỗ nào rẻ rẻ thôi’. Lúc đó họ sẽ nghĩ là em quan tâm tới họ và họ sẽ cho tiền. Không cần phải đòi. Chị hiểu không? Việt kiều thường hào phóng. Em phải tỏ ra quan tâm tới họ bằng những việc nhỏ nhặt thôi và họ thường cho em những món đồ đẹp như thế này (vừa nói cô vừa chỉ vào cái vòng bằng vàng trắng trên cổ tay”.
Trong những trường hợp như vậy, những người đàn bà như Kim Lý thể hiện tình cảm bằng cách giả vờ quan tâm tới túi tiền của khách. Tương tự như các cô trong công trình nghiên cứu của Amy Flowers về trí tưởng tượng bằng công nghệ tình dục qua điện thoại, Kim Lý thường nói dối, đóng kịch với khách, kể chuyện nhằm kiếm được những món quà tặng đắt tiền (Flowers, 1998). Những người phụ nữ này dành nhiều thời gian và công sức nhằm lèo lái và trình diễn tình cảm với khách hơn là làm tình “theo lối mì ăn liền”. Nhằm khẳng định mình là những người phụ nữ trẻ, đáng ước ao, họ thường làm cho khách tin rằng họ không cần đàn ông, mà là những người phụ nữ có quyền lựa chọn, những người yêu và thích đi chơi với những người đó.
Khi tôi hỏi cách thức cô quyết định sẽ ngủ với người nào, nếu khi mới gặp cô không thể hiện cho họ biết rằng mình là người làm trong lĩnh vực tình dục, thì cô giải thích:
“Em không ngủ ngay. Em phải nói chuyện với họ trong quán café, rồi đi nhà hàng nữa. Em chỉ ngủ sau khi đã nhận được tiền hoặc quà. Phải bắt họ làm, không thì họ sẽ chẳng coi mình ra gì. Nếu em nghĩ rằng đấy là người kiệt xỉ thì em sẽ không nhấc máy mỗi khi họ gọi nữa”.
Điều này cho thấy thời gian đóng vai trò như thế nào trong quan hệ ở khu vực cao cấp. Những người phụ nữ này mất nhiều ngày thậm chí nhiều tuần với khách nhằm tạo ra quan niệm về sự sang trọng trong khi chờ đợi được trả bằng tiền hay quà cáp trước khi đồng ý ngủ với khách. Những người như Kim Lý, tức là những người đóng vai khách hàng giàu có trong các quán bar và câu lạc bộ đắt tiền ở thành phố Hồ Chí Minh, phải chi cho riêng khoản uống đã là khoảng từ 15 đến 100 USD một đêm. Khác với những người phục vụ khách làng chơi địa phương và người da trắng, những người làm trong khu vực cao cấp hoạt động độc lập và không bao giờ thể hiện công khai là những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ tình dục. Bằng cách thanh toán bằng quà tặng, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều che giấu được hình ảnh của họ. Đây là cách làm hiệu quả vì những Việt kiều như Thanh thích đi quán, đi nhà hàng với những người phụ nữ đẹp, những người tạo cho họ cảm giác là được người khác quan tâm.
Kết luận
Có sự khác nhau trong quan hệ giữa khách hàng với người lao động trong ba khu vực khác nhau trong lĩnh vực kĩ nghệ tình dục ở thành phố Hồ Chí Minh, phụ thuộc vào địa điểm làm việc, kiểu khách hàng, cách thức quan tâm, thời gian, sự gắn bó về kinh tế và tình cảm, cách thức phụ nữ chiêu dụ đàn ông, và kiểu quan hệ của phụ nữ với khách hàng của họ. Phụ nữ làm việc trong khu vực hạ cấp phải bán dâm để sống tại những địa điểm tồi tàn nhằm thoát nghèo, trong khi những người hoạt động trong khu cao cấp xuất thân từ những gia đình khá giả và có nguồn lực kinh tế cũng như quan hệ xã hội bảo đảm cho họ thâm nhập vào trong và xung quanh những khu đắt tiền nhất ở thành phố Hồ Chí Minh. Là những người bán dâm, phụ nữ dựa và tham gia vào những hình thức thể hiện hoặc đè nén tình cảm. Người lao động tình dục trong khu trung cấp làm cho “Tây ba lô” cảm thấy mình là những người có quyền lực và cần thiết vì có tiền chăm sóc cho những người đàn bà nghèo thuộc thế giới thứ ba; trong khi những người lao động tình dục trong khu cao cấp làm cho Việt kiều cảm thấy là được người phụ nữ của mình thích và yêu; còn những khách làng chơi trong khu vực hạ cấp quan hệ với những người phụ nữ xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ như họ. Công trình này khảo sát bản chất của mối quan hệ giữa khách làng chơi và người lao động, từ đáy cho đến đỉnh của thị trường, và thấy rằng ở dưới đáy có nhiều tình dục và nhiều đè nén tình cảm hơn, trong khi những người phụ nữ được trả giá cao nhất lại cần ít tình dục nhưng phải thể hiện nhiều tình cảm hơn. Các nữ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tình dục, những người có thể biến tình cảm của mình thành một loại hàng hoá và đem bán và tạo được quan hệ thân mật với khách làng chơi đàn ông có thể được giá cao hơn, trong khi những phụ nữ hành nghề mại dâm “tiền trao cháo múc” thường phải đè nén cảm giác kinh tởm của mình. Tình cảm thể hiện trong những mối quan hệ này cho thấy những điều kiện tạo ra những lựa chọn cho cả đàn ông lẫn phụ nữ. Qua khảo sát khía cạnh văn hoá của tình cảm thể hiện, tiểu luận này cho thấy cung cách mà những người lao động trong lĩnh vực tình dục thể hiện với đàn ông Việt Nam, với “Tây ba lô” và Việt kiều và bằng cách đó, minh hoạ cho sự phức tạp của kĩ nghệ tình dục ở thành phố Hồ Chí Minh. Giá trị của tiểu luận này không phải chỉ là nó cho chúng ta thấy kĩ nghệ tình dục ở thành phố Hồ Chí Minh hoạt động như thế nào mà còn giúp cho ta hiểu sâu thêm về cách thức đè nén cũng như thể hiện tình cảm của những người lao động tình dục nhằm tạo ra cảm giác thoải mái, mơ mộng và ước muốn. Cách thức thể hiện này thay đổi đối với cả đàn ông lẫn phụ nữ, tuỳ thuộc vào địa vị kinh tế cũng như xã hội của họ.
Tri ân: Tôi xin cảm ơn Barrie Thorne, Raka Ray, Irene Bloemraad, Michael Burawoy, Hung Cam Thai, Peter Zinoman, Becki Ross and Paul Spickard, những người đã giúp đỡ tôi bằng những nhận xét và đưa ra nhiều câu hỏi trong khi tôi viết bài báo này. Tôi cũng xin cám ơn Suowei Xiao, Julia Chuang and Leslie Wang, những người đã giúp tôi xem xét các số liệu và khung lý thuyết cho bài báo này. Tôi xin cám ơn Rhacel Parrenas, Stephanie Gilmore and Eileen Boris, những người đã tổ chức hội thảo tại UC Santa Barbara nơi bản nháp của bài báo này được viết. Cuối cùng tôi xin được cám ơn Jessica Cobb, người đã giúp tôi hoàn thiện những ý tưởng trong bài báo này.
Tài liệu tham khảo
Allison, Anne (1994) Nightwork: Sexuality, Pleasure, and Corporate Masculinity in a Tokyo Hostess Club. Chicago, IL: The University of Chicago Press.
Bales, Kevin (2004) Disposable People: New Slavery in the Global Economy. Los Angeles: University of California Press.
Bernstein, Elizabeth (1999) ‘What’s Wrong with Prostitution? What’s Right with Sex Work? Comparing Markets in Female Sexual Labor’, Hastings Women’s Law Journal 10(1): 91–117.
Bernstein, Elizabeth (2007) Temporarily Yours: Intimacy, Authenticity, and the Commerce of Sex. Chicago, IL: University of Chicago Press.
Brennan, Denise (2004) What’s Love Got to do with it? Transnational Desires and Sex Tourism in the Dominican Republic. Durham, NC: Duke University Press.
Cabezas, Amalia (2004) ‘Between Love and Money: Sex, Tourism, and Citizenship in Cuba and the Dominican Republic’, Signs 29(4): 987–1015.
CATW (2005) ‘Trafficking and Prostitution in Asia and the Pacific’, Coalition Against Trafficking In Women, URL (accessed January 2010): http://www.catw-ap.org/programs/research-documentation-publications/facts-and-statistics/
Constable, Nicole (2003) Romance on a Global Stage: Pen Pals, Virtual Ethnography, and ‘Mail-Order’ Marriages. Berkeley: University of California Press.
Dunn, Caroline (1994) ‘The Politics of Prostitution in Thailand and the Philippines: Policies and Practice’, unpublished Working Paper 86, Centre of Southeast Asian Studies, Monash University, Australia.
Enloe, Cynthia (1990) Bananas, Beaches, and Bases: Making Feminist Sense of International Politics. Berkeley: University of California Press.
Flowers, Amy (1998) The Fantasy Factory: An Insider’s View of the Phone Sex Industry. Philadelphia: University of Pennsylvania Press.
Greider, William (1997) One World, Ready or Not: The Manic Logic of Global Capitalism. New York: Simon and Schuster.
Guenel, Annick (1997) ‘Sexually Transmitted Diseases in Vietnam and Cambodia since the French Colonial Period’, in Milton Lewis, Scott Bamber and Michael Waugh (eds) Sex, Disease, and Society, pp. 139–53. Westport: Greenwood Press.
Hochschild, Arlie (2003 [1983]) The Managed Heart: Commercialization of Human Feeling. Berkeley: University of California Press.
Hoogvelt, Ankie (1997) Globalization and the Postcolonial World: The New Political Economy of Development. Basingstoke: Macmillan.
Jamieson, Niel (1995) Understanding Vietnam. Berkeley: University of California Press.
Kempadoo, Kamala (2004) Sexing the Caribbean. New York: Routledge.
Lim, Lin L (1998) The Sex Sector: The Economic and Social Bases of Prostitution in Southeast Asia. Geneva: International Labour Office.
Nguyen-Vo, Thu-Huong (2008) The Ironies of Freedom: Sex, Culture, and Neoliberal Governance in Vietnam. Seattle: University of Washington Press.
O’Connell Davidson, Julia (1998) Prostitution, Power and Freedom. Ann Arbor: The University of Michigan Press.
Peiss, Kathy (1986) Cheap Amusements: Working Women and Leisure in the Turn-Of-The-Century New York. New York: Temple University Press.
Pham, Chi Do (2003) The Vietnamese Economy: Awakening the Dormant Dragon. New York: Routledge.
Proschan, Frank (2002) ‘Syphilis, Opiomania, and Pederasty: Colonial Constructions of Vietnamese (and French) Social Diseases’, Journal of the History of Sexuality 11(4): 610–36.
Rodriguez, Marie-Corinne (2008) ‘Insights into Prostitution in Vietnam During the Colonial Days from the Late 19th Century to the Early 1930s’, unpublished paper, University of Provence, Aix-en Provence, France.
Sassen, Saskia (1998) Globalization and its Discontents: Essays on the New Mobility of People and Money. New York: The New Press.
Sassen, Saskia (2001) The Global City: New York, London, Tokyo. Princeton, NJ: Princeton University Press.
Smith, Michael Peter and Guarnizo, Luis Eduardo (1998) Transnationalism from Below. New Brunswick, NJ: Transaction Publishers.
Stoler, Ann (1991) ‘Carnal Knowledge and Imperial Power: Feminist Representations of Women in Non-Western Societies’, in Micaela Di Lenardo (ed.) Gender at the Crossroads of Knowledge: Feminist Anthropology in the Postmodern Era, pp. 51–101. Berkeley: University of California Press.
Stoler, Ann (1992) ‘Sexual Affronts and Racial Frontiers: European Identities and the Cultural Politics of Exclusion in Colonial Southeast Asia’, Comparative Studies in Society and History 34(3): 514–51.
Sun, Sue (2004) ‘Where the Girls Are: The Management of Venereal Disease by United States Military Forces in Vietnam’, Literature and Medicine 23(1): 66–87.
Turley, William and Selden, Mark (1993) Reinventing Vietnamese Socialism: Doi Moi in Comparative Perspective. Boulder, CO: Westview Press.
Wilson, Ara (2004) The Intimate Economies of Bangkok: Tomboys, Tycoons, and Avon Ladies in the Global City. Los Angeles: University of California Press.
Wonders, Nancy and Michalowski, Raymond (2001) ‘Bodies, Borders and Sex Tourism in a Globalized World: A Tale of Two Cities – Amsterdam and Havana’, Social Problems 48(4): 545–71.
Xiao, Suowei (2009) ‘China’s New Concubines? The Contemporary Second-Wife Phenomenon’, unpublished PhD thesis, University of California Berkeley.
Zelizer, Viviana (2005) The Purchase of Intimacy. Princeton, NJ: Princeton University Press.
Tác giả: Kimberly Kay Hoang nhận bằng MA về xã hội học ở trường Stanford Universityvà hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ ở khoa xã hội học tại University of California, Berkeley. Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của chị là giới tính, nhập cư, toàn cầu hoá và kĩ nghệ tình dục ở Việt Nam.
Bản tiếng Việt © 2010 Nguyên Trường
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
Bản tiếng Việt đăng lần đầu trên talawas, 27.5.2010.
Tôi không thể cảm ơn Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đủ để giúp tôi khôi phục lại cuộc hôn nhân của mình với niềm vui và sự an tâm của nhiều vấn đề gần như dẫn đến ly hôn. Cảm ơn Chúa, tôi đã tổ chức Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đúng giờ. Hôm nay tôi có thể nói với bạn rằng Tiến sĩ EKPEN TEMPLE là giải pháp cho vấn đề này trong hôn nhân và mối quan hệ của bạn. Liên lạc với anh ấy tại (ekpentemple@gmail.com)
ReplyDelete