Vy Huyền, Hoài Phi dịch
Tóm lược: Bài viết này phản bác lại những diễn giải hiện có về Ngô Ðình Diệm bằng cách xem xét những hoạt động của ông trong vòng một thập kỷ trước khi ông trở thành lãnh đạo của miền Nam Việt Nam vào năm 1954. Ngô Ðình Diệm đã chủ động tìm cách nắm quyền trong những năm đó, và ông thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính mình và của những đồng minh người Việt của ông. Cùng thời gian đó, ông và em trai là Ngô Ðình Nhu cũng phác thảo ra viễn kiến đặc biệt về quá trình hiện đại hoá, so rõ cho chúng ta thấy chiến lược xây dựng quốc gia ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954.
Tác giả: Edward Miller là giáo sư khoa Lịch sử, trường đại học Dartmouth.
*
Ngô Ðình Diệm là ai? Trong nhiều thập niên sau vụ ám sát ông vào năm 1963, các sử gia và nhiều cây bút đã đưa ra những diễn giải rất khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Mặc dù việc Ngô Đình Diệm là một nhân vật quan trọng trong lịch sử các cuộc chiến Ðông Dương là điều không ai phản bác – suy cho cùng, cuộc xung đột sau này trở thành “cuộc chiến tranh Mỹ” ở Việt Nam được bắt đầu bằng một cuộc nổi dậy chống lại chính thể miền Nam của Ngô Đình Diệm – nhưng người ta không nhất trí được rằng vì sao và làm thế nào mà Ngô Đình Diệm bước vào một vai trò chủ chốt như vậy. Trong thời gian Ngô Đình Diệm nắm quyền (1954-1963), nhiều người ở Việt Nam và những nơi khác trên thế giới đã mô tả ông là con rối của Mỹ, người đã được Hoa Thịnh Ðốn dựng nên và hậu thuẫn để phục vụ các mục đích của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Ngược lại, những bài viết kể từ thập kỷ 1960 trở đi lại nhấn mạnh vào sự thiếu thiện ý rõ rệt của Ngô Đình Diệm trong việc chấp nhận để Hoa Kỳ cố vấn, và thực tế là liên minh giữa ông và Mỹ cuối cùng đã sụp đổ. Nhiều học giả do vậy đã bác bỏ quan niệm cho rằng Ngô Đình Diệm chỉ là một sản phẩm của chính sách ngoại giao Mỹ, và đã mô tả Ngô Đình Diệm như một sản phẩm của “những truyền thống” tiền hiện đại, chẳng hạn như Thiên chuá giáo và Nho giáo. Nhưng giữa các học giả này không có sự đồng thuận về ý nghĩa và hậu quả của các phẩm chất “truyền thống” ở Ngô Đình Diệm. Trong một vài nghiên cứu sử học gần đây, Ngô Đình Diệm bắt đầu xuất hiện như một vị thánh – anh hùng dân tộc, người đã bị những đồng minh thất thường phá đám; trong một vài nghiên cứu khác, ông lại bị mô tả như một kẻ chuyên quyền cứng nhắc, người đã thất bại vì cố bám lấy những quan niệm lãnh đạo lỗi thời. [1]
Những diễn giả dường như khác hẳn nhau này về Ngô Đình Diệm – hoặc là bù nhìn của Mỹ, hoặc một người yêu nước đạo đức, hoặc một kẻ chuyên quyền phản động - thật ra khá giống nhau. Qua việc mô tả Diệm đơn giản và bằng phẳng, họ đều không công nhận những khía cạnh riêng biệt cũng như ngẫu nhiên trong tư tưởng cũng như hành động của ông. Dù người ta cho rằng Ngô Đình Diệm chỉ là người thừa hành các mưu đồ của Hoa Kỳ hay biểu thị những đặc tính văn hoá hay xã hội “truyền thống”, thì kết quả vẫn thế: trong cả hai trường hợp, khả năng ông tự làm chủ suy nghĩ và hành động của mình đều không được thừa nhận. Tóm lại, những diễn giải đang tồn tại về Ngô Đình Diệm đã tước đi của ông vai trò tác nhân lịch sử. Kết quả là, như một sử gia chỉ ra gần đây, các nghiên cứu sử học đã hạ vai trò của ông xuống thành “phiến diện”. [2]
Bài viết này nhằm khôi phục phần nào vai trò tác nhân của Ngô Đình Diệm qua việc xem xét phần sự nghiệp ít được nghiên cứu đến của ông: thập niên trước năm 1954 khi ông được cử làm Thủ tướng của phần đất mà ngay sau đó sẽ trở thành miền Nam Việt Nam. Nghiên cứu của tôi phản bác lại những quan điểm hiện có về Ngô Đình Diệm về hai mặt. Trước hết, bài viết bác bỏ những khẳng định rằng Ngô Đình Diệm đã trải qua thời gian cuộc chiến Việt Minh – Pháp 1945-1954 trong tình trạng tự cô lập về chính trị, và lặng lẽ chờ thời cơ. [3] Trong thực tế, Ngô Đình Diệm không hề lánh xa những cuộc xung đột đã xé nát Ðông Dương, và ông có liên hệ với hầu hết tất cả các nhân vật chủ chốt trong nền chính trị Ðông Dương khi đó. Do đó, thay vì mô tả ông như một nhân vật thụ động hoàn toàn hoặc phần lớn dựa vào sự ủng hộ của nhóm này hay nhóm khác, bài viết chỉ ra rằng Ngô Đình Diệm đóng một vai trò quan trọng và chủ động trong việc tạo dựng quyền lực cho mình.
Thứ hai, bài phân tích của tôi phản bác lại quan niệm cho rằng có thể coi tư tưởng và hành động của Ngô Đình Diệm vào năm 1945-1954 là bằng chứng cho cách nghĩ “truyền thống”. Như nhà học giả hậu thuộc địa Ronald Inden đã chỉ ra, những viện dẫn “truyền thống” thường bộc lộ xu hướng bản chất luận vốn ngấm sâu trong nền học thuật phương Tây khi nghiên cứu về Châu Á và người Châu Á. [4] Những ví dụ mà Inden phê phán được rút ra từ ngành Ấn độ học, nhưng lý luận của ông có thể áp dụng vào những nghiên cứu viết về Việt Nam nói chung và về Ngô Ðình Diệm nói riêng. Cũng như các học giả Ấn Ðộ học có xu hướng quy vai trò chủ động của người Ấn sang cho người Châu Âu hoặc cho những phẩm chất được coi là bản chất của đời sống Ấn Ðộ chẳng hạn như vấn đề đẳng cấp (caste) hay vương quyền thiêng liêng, các học giả về Chiến tranh Việt Nam cũng thường quy vai trò chủ động của Ngô Đình Diệm cho người Mỹ, hoặc cho những “bản chất” như Nho giáo hoặc Thiên chúa giáo. Bằng cách quy lời nói và hành động của Ngô Ðình Diệm cho những ảnh hưởng còn rơi rớt lại của cách nghĩ tiền hiện đại, nhiều tác giả đã bỏ qua nỗ lực thay đổi những quan niệm cũ thành những hình thức mới của Ngô Đình Diệm, cũng như việc ông quyết tâm đẩy mạnh một viễn kiến riêng biệt về việc làm thế nào để Việt Nam có thể trở thành một quốc gia hiện đại. [5] Ðương nhiên là viễn kiến về công cuộc hiện đại hoá Việt Nam của Ngô Đình Diệm chỉ nảy sinh dần dần, và vào năm 1954 thì nó vẫn chưa được hoàn thiện. Hơn nữa, đó là một viễn kiến hết sức riêng biệt, và nỗ lực của ông trong việc thuyết phục người dân miền Nam về tác dụng và ưu điểm của viễn kiến ấy đã thất bại thảm hại về mặt lâu dài, nhưng thất bại không nhất thiết là tầm thường hay không hợp lý. Ðể có thể có được cách hiểu lịch sử hơn và ít biếm hoạ hơn về vai trò của Ngô Ðình Diệm trong lịch sử các cuộc chiến Ðông Dương, chúng ta cần hiểu được bản chất ngẫu nhiên và đương thời trong quan niệm của ông, và phải xem xét bối cảnh lịch sử - Ðông Dương thời cuối thuộc địa – đã khiến ông có những tư tưởng đó.
Ngô Đình Diệm và cuộc truy tìm một “Lực lượng thứ Ba”, 1945-1950
Với nhiều người Việt quốc gia, khởi đầu của cuộc chiến tranh toàn diện giữa Pháp và Việt Minh vào tháng 12 năm 1946 đặt ra một lựa chọn quả quyết và khó khăn. Ý tưởng ủng hộ chế độ thực dân khiến các nhà hoạt động chống thực dân, chủ trương giành độc lập cho Việt Nam, cảm thấy ghê tởm; mặt khác, nhiều người quốc gia cũng chùn ngại trước ý tưởng ủng hộ Hồ Chí Minh và mặt trận Việt Minh do những người cộng sản chi phối. Một số người từ chối hợp tác với Việt Minh vì lý tưởng; những người khác e ngại cộng sản vì họ đã có kinh nghiệm trong quá khứ. [6] Phải đối mặt với những lựa chọn chẳng hay ho gì như vậy, những người quốc gia này thường từ chối không chọn bên nào, và quyết định chờ sự xuất hiện của một “Lực lượng thứ Ba” - một đảng phái hay liên minh độc lập vừa chống thực dân vừa chống cộng. Từ giữa thập niên 1940, có rất nhiều nỗ lực thành lập Lực lượng thứ Ba ở Ðông Dương, nhưng tất cả đều thất bại vì những rạn nứt tư tưởng và chính trị đã chia rẽ vô số các đảng phái, giáo phái, và bè nhóm không cộng sản của Việt Nam. Kết quả là, nhiều nhà quốc gia đã đặt mình vào thế trung lập không mấy dễ chịu trong cuộc xung đột. Người Pháp chê nhóm lẽ-ra-hẳn-là Lực lượng thứ Ba này là những người “thiếu lập trường” (fence-sitter), còn Việt Minh thì chế nhạo họ vì đã “trùm chăn”.
Là một nhà quốc gia và một lãnh đạo Công giáo nổi tiếng, Ngô Đình Diệm là một trong những người lỗi lạc nhất thuộc nhóm thiếu lập trường. Nhưng đây là cách hiểu dễ gây sai lầm, vì nó ngụ ý rằng Ngô Đình Diệm ngại phải mạo hiểm chính trị. Ngô Đình Diệm sinh năm 1901 trong một gia đình Công giáo hết sức thành đạt. Cha ông, Ngô Ðình Khả là Thượng thư triều đình; anh cả Ngô Ðình Khôi là tổng đốc một tỉnh thời thuộc địa và một anh trai khác, Ngô Ðình Thục, trở thành một trong những vị tổng giám mục Công giáo đầu tiên của Việt Nam. Ngô Đình Diệm tiếp nối truyền thống gia đình, trở thành một viên quan trong triều, và lên tới chức tổng đốc khi còn đang trong những năm cuối tuổi hai mươi. Ông thành công không những nhờ tài cai trị hành chính mà còn nhờ sự đỡ đầu của Nguyễn Hữu Bài, một người Công giáo và lãnh đạo Hội đồng Thượng thư ở Huế. Mặc dù có một quá trình hợp tác lâu dài với chính phủ thuộc địa, vào thập niên 1920, Nguyễn Hữu Bài trở nên bất mãn với việc Pháp ngày càng xâm phạm các đặc quyền của Triều đình Huế, vì vậy ông ta đã tranh thủ Ngô Đình Diệm và các anh của Ngô Đình Diệm trong nỗ lực gây áp lực với Pháp để cải cách nhằm khôi phục lại chủ quyền của Việt Nam. Vào năm 1933, người Pháp cố gắng xoa dịu Nguyễn Hữu Bài bằng cách nâng Ngô Đình Diệm lên chức vụ Thượng thư Bộ Lại; nhưng nước cờ này đã bị đập lại khi Nguyễn Hữu Bài cố vấn Ngô Đình Diệm từ chức để phản đối việc Pháp không chịu khoan nhượng trong vấn đề cải cách. Việc từ chức của Ngô Đình Diệm đã tạo cho ông danh tiếng là một nhà quốc gia không thoả hiệp, mặc dù nó cũng khẳng định địa vị của ông như một lãnh đạo Công giáo nhiều tham vọng và quá khích. [7]
Dù có những nhận định ngược lại về Ngô Đình Diệm, sau năm 1933 ông không rơi vào cảnh bị quên lãng về mặt chính trị, mà vẫn rất tích cực tham gia vào tình hình chính trị triều đình ở Huế suốt thập niên 1930, dù ông không còn giữ chức vụ nữa và đang bị cảnh sát theo dõi. [8] Sau năm 1940, ông tăng cường hoạt động nhằm khai thác các cơ hội chính trị mới nảy sinh do việc Nhật chiếm Ðông Dương. Việc chiếm đóng của Nhật từ 1940-1945 rất kỳ lạ, vì Nhật cho phép một chính phủ thuộc địa Ðông Dương thân Vichy được tiếp tục tồn tại để đổi lại những đặc quyền đồn trú và được cung cấp lương thực. Một chính sách như vậy trái ngược hoàn toàn với thực hành của Nhật ở những nơi khác vùng Ðông Nam Á trong Thế chiến thứ Hai, và nó không phù hợp với các quan chức Nhật, những người tự coi mình là “lý tưởng” trong vấn đề giải phóng các nước đồng chủng Á Châu khỏi ách thuộc địa Châu Âu. Sự bất mãn của những người Nhật “có lý tưởng này” mở đường cho Ngô Đình Diệm, và vào năm 1942, ông đã bị cuốn vào nhiều nhóm mưu đồ chống Pháp. Vào năm 1943, Ngô Đình Diệm cử người liên lạc với hoàng tử Cường Ðể, một nhà hoạt động chống thực dân lâu năm và tuyên bố mình là kế thừa hợp pháp của triều Nguyễn; Cường Ðể sống lưu vong ở Nhật đã hơn hai thập niên, và có liên hệ với các sĩ quan và các nhà ngoại giao “có lý tưởng” ở cả Tokyo và Ðông Dương. Cũng trong khoảng thời gian đó, Ngô Đình Diệm lập ra một đảng chính trị bí mật được biết đến với tên Ðại Việt Phục hưng Hội. Hội này dường như chủ yếu hoạt động ở vùng quê hương của Ngô Đình Diệm thuộc miền Trung Việt Nam, và đảng viên hầu hết - thậm chí có thể toàn bộ - đều là dân Công giáo. Vào mùa hè năm 1944, sở mật thám Pháp biết được sự tồn tại của đảng Ngô Đình Diệm thành lập và bắt đầu bắt bớ đảng viên. Ngô Đình Diệm thoát khỏi bị bắt nhờ sự giúp đỡ của Tổng Lãnh sự Nhật ở Huế, người đã giúp ông ra khỏi thành phố bằng cách cải trang ông thành một sĩ quan trong quân lính hoàng gia. Ông được bay vào Sài Gòn và ở đó vài tháng dưới sự bảo vệ của quân đội Nhật. [9]
Trong một khoảng thời gian ngắn đầu năm 1945, có vẻ như mưu kế dùng người Nhật của Ngô Đình Diệm sẽ thành công. Vào cuối năm 1944, giới tướng lãnh Nhật quyết định rằng đã đến lúc phải hạ bệ chế độ thuộc địa Pháp ở Ðông Dương. Khi họ đang chuẩn bị một vụ lật đổ, các sĩ quan “có lý tưởng” người Nhật đề nghị đưa Cường Ðể lên ngôi và đặt Ngô Đình Diệm làm thủ tướng của chính phủ mới. Không may cho Cường Ðể, nhà chỉ huy tối cao Nhật tại Ðông Dương không đồng ý với lập luận của phe “có lý tưởng”, và ông ta đã phá huỷ kế hoạch trao trả “độc lập” cho người Việt. Kết quả là, khi vụ lật đổ xảy ra vào ngày 9 tháng Ba năm 1945, vị hoàng tử già vẫn ở lại Nhật và Hoàng đế Bảo Ðại đương vị vẫn được tiếp tục giữ vương miện. Bảo Ðại có thể biết rằng trước đó Ngô Đình Diệm đã liên minh với Cường Ðể; nhưng ông vẫn coi Ngô Đình Diệm là ứng cử viên số một để lãnh đạo chính phủ Việt Nam mới thay thế cho chế độ thực dân, và vì vậy ông đã triệu Ngô Ðình Diệm từ Sài Gòn về Huế. Ngô Đình Diệm phạm phải một tính toán sai lầm trầm trọng là đã từ chối đề nghị của Hoàng đế. Gần như ngay lập tức sau đó, ông hối hận về quyết định này và cố gắng đảo ngược tình thế, nhưng quá muộn: Bảo Ðại đã mời học giả và nhà phê bình văn hoá Trần Trọng Kim lên làm thủ tướng thế chỗ Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Diệm đã để lỡ một cơ hội vàng ngọc, mặc dù không phải vì không cố gắng hay không quan tâm. [10]
Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc lên nắm quyền bất ngờ của Hồ Chí Minh và Việt Minh không làm giảm quyết tâm theo đuổi tham vọng chính trị của Ngô Đình Diệm. Thay vì rút ra khỏi cuộc xung đột trong lúc Việt Minh và Pháp đánh nhau (giành quyền) quyết định tương lai của Ðông Dương, Ngô Đình Diệm cân nhắc xem làm thế nào có thể lợi dụng tình hình đương thời để xây dựng một phong trào mới mà cuối cùng có thể áp đảo cả hai đối thủ mạnh này. Ông hiểu việc xây dựng một Lực lượng thứ Ba có thể đứng vững được thì cần phải có thời gian, và lúc này, ông không thể trực tiếp thách thức Pháp hay Việt Minh. Vì vậy, ông chọn một vị trí trung lập bề ngoài trong cuộc xung đột, cùng khi đó, ông cũng cố gắng xây dựng và duy trì quan hệ với cả hai phía. Bằng cách này, Ngô Đình Diệm hy vọng có thể có thêm thời gian và mở rộng nhóm ủng hộ mình và gây thiệt hại cho cả hai đối thủ.
Nỗ lực áp dụng vị trí phi lập trường của Ngô Đình Diệm nhằm đạt được lợi thế chính trị tối đa được thể hiện rõ trong quan hệ của ông với Việt Minh vào cuối thập niên 1940. Bất chấp việc sau này ông nói ngược lại, những tiếp xúc của Ngô Đình Diệm với Hồ Chí Minh và các lãnh đạo Việt Minh khác được mô tả là ve vãn nhiều hơn từ chối rất nhiều. Không lâu sau Cách mạng tháng Tám, Ngô Đình Diệm bị du kích Việt Minh bắt giữ ở miền Trung Việt Nam. Sau khi bị giam một thời gian tại một vùng núi hẻo lánh, người ta đưa ông ra Hà Nội vào đầu năm 1946 để gặp Hồ Chí Minh, người đề nghị với ông một chức vụ trong chính phủ đoàn kết Việt Minh. [11] Trong những năm sau này, Ngô Đình Diệm tuyên bố là mình đã bác bỏ đề nghị này ngay tức thì; ông cũng kể là đã thuyết phục Hồ Chí Minh thả mình chỉ đơn giản bằng cách nhìn thẳng vào mặt vị thủ lĩnh Việt Minh và hỏi một cách hùng biện: ‘Tôi có phải là người sợ áp bức hay sợ chết không?” [12]
Không có lý do gì để nghi ngờ việc Ngô Đình Diệm tuyên bố ông dùng những lời lẽ sắc bén và chua chát trong cuộc gặp đó, vì ông biết rằng quân Việt Minh bắt và xử tử người anh cả Ngô Ðình Khôi của mình mấy tháng trước đó. Mặt khác, khi câu chuyện được Ngô Đình Diệm kể lại về cuộc gặp này vào sau năm 1954 lược bỏ sự thực rằng ông đã sẵn lòng tham gia một chính phủ Việt Minh nếu như Hồ Chí Minh chỉ cần đồng ý với yêu cầu để ông nắm giữ một số mặt trong chính sách. [13] Tương tự, ông cũng không bao giờ công khai thừa nhận việc ông vẫn giữ liên lạc với các lãnh đạo Việt Minh trong ít nhất hai năm sau khi được Hồ Chí Minh thả. Báo cáo của tình báo Pháp thời kỳ này cho thấy rằng Ngô Đình Diệm duy trì các mối liên lạc này với hy vọng cuối cùng có thể thuyết phục một số lãnh đạo Việt Minh bỏ Hồ Chí Minh và quay sang với ông. Theo tin tức của chỉ điểm Pháp, những cuộc trao đổi này khơi dậy những quan tâm đáng kể trong hành ngũ lãnh đạo Việt Minh ở Nam Bộ trong năm 1947-1948. Nhiều quan chức Việt Minh ngưỡng mộ Ngô Đình Diệm và cũng ngưỡng mộ anh của Ngô Đình Diệm là Ngô Ðình Thục, và thậm chí người ta còn rỉ tai nhau là Ngô Đình Diệm đã lôi kéo được tướng Nguyễn Bình, chỉ huy quân sự cao nhất của Việt Minh ở Nam Bộ, đào ngũ. [14]
Cùng thời gian Ngô Đình Diệm đang có quan hệ tay đôi với Việt Minh, ông cũng tìm cách liên minh với các lãnh đạo và các nhóm phái chống cộng. Nỗ lực của Ngô Đình Diệm về hướng này dường như được khơi nguồn cảm hứng từ ví dụ về một liên minh Lực lượng thứ Ba tồn tại ngắn ngủi, được biết đến với tên Mặt trận Thống nhứt Quốc gia. Mặt trận này được hình thành đầu năm 1947 tại một hội nghị của các đảng chính trị và nhóm phái chống cộng tổ chức tại Nam Kinh, Trung Quốc. Sau một đợt hoạt động dấy lên vào mùa xuân và mùa hè năm 1947, mặt trận này bất ngờ sụp đổ do việc một trong những lãnh đạo chủ chốt bị Việt Minh ám sát và do những tranh đấu nội bộ giữa các thành viên. [15] Dường như Ngô Đình Diệm không tham gia vào việc thành lập mặt trận, nhưng khi mặt trận này tự tan vỡ, ông nhanh chóng chuyển theo sự nghiệp của Lực lượng thứ Ba. Vào giữa năm 1947, ông liên minh với Nguyễn Tôn Hoàn, một lãnh đạo Công giáo ở Nam Bộ và là thành viên sáng lập Ðại Việt Quốc dân Ðảng (thường được biết đến với tên Ðại Việt). Suốt mùa thu năm ấy, Ngô Đình Diệm và Nguyễn Tôn Hoàn sát cánh bên nhau để thuyết phục những người chống cộng tham gia một tổ chức quốc gia mới với tên gọi Việt Nam Quốc gia Liên hiệp. Mặc dù sau này trở thành kẻ thù như nước với lửa, Ngô Đình Diệm và Nguyễn Tôn Hoàn gắn bó với nhau vào năm 1947 vì họ có chung tham vọng xây dựng một phong trào Lực lượng thứ Ba tồn tại được. Những liên hệ của Nguyễn Tôn Hoàn trong đảng Ðại Việt và của Ngô Đình Diệm với những ủng hộ viên Công giáo trở thành một phối hợp mạnh mẽ, và trong một khoảng thời gian ngắn, dường như Liên hiệp sẽ thành công ở nơi mà Mặt trận Thống nhứt Quốc gia thất bại. [16]
Theo Ngô Đình Diệm và Nguyễn Tôn Hoàn, mục đích của Liên hiệp là vận động ủng hộ cho một phong trào chính trị mới dưới sự bảo trợ của Bảo Ðại. Sau một thời gian ngắn giữ chức là người đứng đầu Ðế chế Việt Nam do Nhật bảo hộ vào năm 1945, vị hoàng đế này đã buộc phải thoái vị trong Cách mạng tháng Tám. Ông làm cố vấn cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của Hồ Chí Minh trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng vài tháng sau đó chọn sống lưu vong ở ngoại quốc. Năm 1947, Bảo Ðại sống ở Hồng Kông và bắt đầu xem xét các đề nghị của Ngô Đình Diệm, Nguyễn Tôn Hoàn và những người Việt Nam khác vì họ hi vọng là ông có thể chỉ huy một liên minh gồm những nhóm và bè phái không cộng sản vốn bị chia rẽ của Việt Nam. Nhưng cùng lúc đó, cựu hoàng cũng gặp gỡ các viên chức người Pháp. Họ tâng bốc ông làm “trung gian” giữa chủ nghĩa thực dân của Pháp và chủ nghĩa quốc gia của Việt Nam. Vào cuối năm 1947, sự xu nịnh này hình như đạt được ảnh hưởng cần thiết: vào tháng Mười Hai, Bảo Ðại trở lại Ðông Dương trong một thời gian ngắn và đồng ý trên nguyên tắc cho việc thành lập một chính phủ Việt Nam mới trong Liên hiệp Pháp. Sau đó Bảo Ðại lại quay về Hồng Kông để cân nhắc nước cờ tới và để nghe lời khuyên của nhiều nhà lãnh đạo người Việt khác nhau. [17]
Ngô Đình Diệm là một trong số những người đã sang Hồng Kông để cố vấn cho cựu hoàng. Bảo Ðại chưa quên việc Ngô Đình Diệm từ chối phục vụ dưới quyền ông trước đây; nhưng ông vẫn chăm chú lắng nghe Ngô Đình Diệm giục ông đòi hỏi Paris nhượng bộ thêm. Ngô Đình Diệm đặc biệt cao giọng cảnh cáo rằng các nhà quốc gia Việt Nam sẽ không chấp nhận với người Pháp điều gì ít hơn tình trạng mà Anh gần đây thừa nhận Ấn Ðộ và Pakistan. Bảo Ðại có vẻ tiếp thu những lập luận này; nhưng Ngô Đình Diệm sợ cựu hoàng vẫn bị ảnh hưởng các đề nghị của Pháp. [18] Vào tháng Hai năm 1948, Ngô Đình Diệm và các lãnh đạo khác thuộc phe quốc gia gặp tại Sài Gòn để thảo ra một khung đàm phán với Pháp về vấn đề độc lập của Việt Nam. Sau đó Ngô Đình Diệm quay trở lại Hồng Kông vào tháng Ba để cố gắng thuyết phục Bảo Ðại ủng hộ kế hoạch này; ông cũng vận động các quan chức Pháp nhượng bộ thêm về phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Ðiều quan trọng là kế hoạch Ngô Đình Diệm cổ vũ trong những cuộc gặp gỡ này phản ánh nhận thức về nền cộng hoà trong ông: kế hoạch nhằm xây dựng một hội đồng Việt Nam mới, trong đó uỷ nhiệm Bảo Ðại làm đại diện trong các cuộc thương lượng với Pháp, và kế hoạch cũng quy định là cựu hoàng có nghĩa vụ phải hội ý với hội đồng trước khi thực hiện bất cứ thoả thuận nào về vấn đề độc lập. [19]
Không may cho Ngô Đình Diệm là tất cả các nỗ lực của ông đều vô ích. Tại một “Ðại hội mini” ở Hồng Kông vào cuối tháng Ba năm 1948, Bảo Ðại thông báo cho Ngô Đình Diệm và các lãnh đạo người Việt khác là ông ta có ý định tiếp tục xây dựng chính phủ mới theo các điều khoản do Paris đưa ra. Vào tháng Sáu, cựu hoàng ký một thoả thuận thứ hai với các viên chức thuộc địa ngụ ý trao độc lập cho Việt Nam như một “nhà nước liên hiệp” trong Liên hiệp Pháp. Sau một số đàm phán nữa, các chi tiết về quan hệ Việt – Pháp rốt cuộc được ghi trong Hiệp ước Elysée ngày mùng 8 tháng Ba năm 1949. Hiệp ước này thiết lập một nền tự trị hành chính có giới hạn cho Việt Nam, nhưng cho Pháp toàn quyền về chính sách ngoại giao, kinh tế và quân sự. Chẳng bao lâu sau khi ký Hiệp ước, Bảo Ðại trở lại Ðông Dương và tuyên bố là quốc trưởng của một Quốc gia Việt Nam mới, độc lập trên danh nghĩa.
Việc thực thi “giải pháp Bảo Ðại” vào 1948-1949 khiến Ngô Đình Diệm cực kỳ thất vọng. Nhiều nhà lãnh đạo quốc gia chống cộng – bao gồm cả Nguyễn Tôn Hoàn và đảng Ðại Việt - chấp nhận hậu thuẫn cho Bảo Ðại và Quốc gia Việt Nam với hy vọng rằng nhà nước mới này sẽ là một phương tiện đưa dần Việt Nam tới độc lập. Nhưng Ngô Đình Diệm thì phẫn nộ trước cái mà ông coi là sự đầu hàng của cựu hoàng trước những đòi hỏi của người Pháp, và ông quyết định đã đến lúc mình cần phải lên tiếng phản đối trước công chúng. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1949, Ngô Đình Diệm cho đăng một tuyên bố trong đó ông hoàn toàn phủ nhận Hiệp ước Elysée bằng cách nhắc lại đòi hỏi của mình cho quyền tự trị lãnh thổ cho Việt Nam. Ðồng thời, ông cũng gửi thông báo rằng ông không có ý định hợp tác với Việt Minh. Ngược hẳn lại với việc trước đây ông sẵn sang cân nhắc một thoả thuận với Hồ Chí Minh, giờ thì Ngô Đình Diệm kêu gọi một phong trào chống thực dân mới, dưới sự lãnh đạo của “những thành viên đã có những cống hiến xứng đáng cho Tổ quốc” và đặc biệt là “những người kháng chiến” - một dấu hiệu rõ rệt cho thấy ông có ý định thách thức Việt Minh bằng cách lôi kéo một số ủng hộ viên, những người muốn bỏ Việt Minh để sang hàng ngũ của ông. [20]
Tuyên bố của Ngô Đình Diệm vào tháng 6 năm 1949 báo hiệu một thay đổi lớn trong chiến lược. Việc Ngô Đình Diệm công khai cắt đứt với cả Bảo Ðại lẫn Việt Minh không đơn thuần chỉ loại bỏ họ khỏi danh sách những đồng minh có thể trong tương lai. Ông cũng cho thấy ông có một viễn kiến khác cho việc thay đổi cuộc sống và xã hội Việt Nam. Bất chấp việc các nhận định (về ông) sau này khẳng định điều ngược lại, viễn kiến này không phải là một kế hoạch phản động nhằm khôi phục lại các thể chế và giá trị truyền thống. Thực vậy, Ngô Đình Diệm tuyên bố rõ ràng rằng ông coi viễn kiến của mình ít nhất cũng có tính cách mạng ngang với những đề nghị từ các đối thủ của ông:
“Thứ đến, nên biết rằng cuộc tranh-đấu hiện tại không phải chỉ là một cuộc chiến-đấu cho độc-lập Tổ-quốc về phương-diện chính-trị mà thôi, mà còn là một cách-mạng xã-hội để đem lại độc-lập cho nông dân và thợ thuyền Việt-Nam. Ðể cho tất cả mọi người trong nước Việt-Nam mới có đủ phương-tiện để sống xứng đáng với phẩm-cách con người, con người tự-do thực sự, tôi chủ trương những sự cải-cách xã-hội hết sức tân-tiến và mạnh bạo, miễn là phẩm cách con người vẫn luôn luôn được tôn trọng và được tự-do nẩy-nở.” [21]
Khi đó, những chi tiết cuộc “cách mạng xã hội” của Ngô Đình Diệm – bao gồm cả những điều liên quan đến vấn đề quyết định là thể hiện qua chính sách và thực hành - vẫn chưa rõ ràng. Ngô Đình Diệm cũng không đưa ra giải thích nào về nguồn gốc viễn kiến của ông, hay cho biết điều gì đã gợi cảm hứng cho viễn kiến ấy. Nhưng dù sao ông cũng đã tiến hành một bước quan trọng trong việc làm sáng tỏ một chương trình đặc biệt về hành động chính trị và chuyển đổi xã hội. Viễn kiến về tương lai Việt Nam này, mặc dù còn chưa chắc chắn và mơ hồ vào năm 1949, sẽ trở nên chắc chắn và rõ ràng hơn trong những năm sau đó, và trong nhiều khía cạnh, nó cho chúng ta biết được tất cả những quyết định và chính sách quan trọng của Ngô Đình Diệm cho đến cuối đời ông. [22]
Ngô Đình Diệm hy vọng rằng việc đăng tuyên bố ngày 16 tháng 6 của ông sẽ giúp thu hút dư luận công chúng có lợi cho ông. Nhưng về mặt đó, nước cờ này đã thất bại. Tuyên bố của ông được nhiều người đọc và được chú ý trên khắp Việt Nam, nhưng nó không mang đến một sự mến mộ mới của quần chúng dành cho Ngô Đình Diệm, cũng không gây tác hại gì cho “giải pháp Bảo Ðại.” Trên thực tế, hiệu quả tức thì lớn nhất của nó là chấm dứt sự kiên nhẫn của cả Pháp lẫn Việt Minh trong việc tìm cách lôi kéo ông. Kết quả là chẳng bao lâu sau, ông buộc phải cân nhắc những chiến lược khác, và đi tìm những đồng minh khác.
(Còn tiếp 2 phần)
Bản tiếng Việt: © 2007 talawas
[1]Cả những người hâm mộ và những người chỉ trích Ngô Đình Diệm đều mô tả ông như một người theo các quan niệm và thực hành “truyền thống”. Trong thập niên 1960, tác giả từ cả hai phe đều coi việc Ngô Đình Diệm tôn sùng Nho giáo là bằng chứng của một lối suy nghĩ tiền hiện đại; ví dụ, hãy thử so sánh cuốn sách chỉ trích Ngô Đình Diệm gay gắt của nhà báo Denis Warner, The last Confucian (New York: Macmillan, 1963), với cuốn tiểu sử nhằm thánh hoá Ngô Đình Diệm của Anthony Bouscaren, The last of the mandarins: Diem of Vietnam (Pittsburgh: Duquesne University Press, 1965). Theo một số tác giả, thói quen Nho giáo “truyền thống” của Ngô Đình Diệm được căn cước Công giáo của ông củng cố thêm, khiến ông thiên về các hình thức chính quyền cổ điển; xem Bernard Fall, The two Viet-Nams: A political and military analysis, 2nd rev.edn (New York: Praeger, 1967), trang 236. Phân tích của các học giả kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào năm 1975 về Ngô Đình Diệm và các quan niệm của ông có tinh tế hơn, nhưng kết luận của họ về bản chất “truyền thống” trong niềm tin Nho giáo và Công giáo của ông cũng giống hệt những gì đã được viết trước đó. Ðể biết thêm về những phê bình Ngô Đình Diệm theo lối này, xem Neil Jamieson, Understanding Vietnam (Berkeley: University of California Press, 1993), trang 235; William Turley, The Second Indochina War: A short political and military history, 1954-1975 (Boulder, CO: Westview, 1986), trang 13; George Kahin, Intervention: How America became involved in Vietnam (Garden City, NY: Anchor, 1987), trang 93; và Stanley Karnow, Vietnam: A history, 2nd rev.edn (New York: Penguin, 1997), trang 229. Muốn biết thêm ví dụ về các nghiên cứu sau năm 1975 miêu tả sự tận tụy với “truyền thống” của Ngô Đình Diệm theo một cách thông cảm hơn, xem Ellen J. Hammer, A death in November: America in Vietnam, 1963 (New York: Dutton, 1987), trang 52; và Pham Van Luu, “The Buddhist crises in Vietnam, 1963-1966” (Luận án tiến sĩ, Ðại học Monash, 1991), các trang 102-103.
[2]Philip E. Catton, Diem’s final failure: Prelude to America’s war in Vietnam (Lawrence, KS: University of Kansas Press, 2002), trang 2.
[3]Ðể biết thêm về những ý kiến cho rằng Ngô Đình Diệm bị cô lập chính trị trong thập niên 1940 và 1950, xem John Mecklin, Mission in torment: An intimate account of the U.S. role in Vietnam (Garden City, NY: Doubleday, 1965), trang 31; Robert Shaplen, The lost revolution (New York: Harper and Row, 1965), trang 111; và Frances Fitzgerald, Fire in the lake: The Vietnamese and the Americans in Vietnam (Boston: Little, Brown, 1972), trang 82; George Herrings, America’s longest war: The United States and Vietnam, 1950 – 1975, 4th edn (Boston: McGraw-Hill, 2002), trang 59; và Ross Marlay and Clark Neher, Patriots and tyrants: Ten Asian leaders (Lanham, MD: Rowman and Littlefield, 1999), trang 119.
[4]Ronald Inden, Imagining India (Oxford: Blackwell, 1990), đặc biệt từ trang 1 – 48.
[5]Hãy xem tuyên bố của tác giả một cuốn giáo trình bán rất chạy về Chiến tranh Việt Nam: “Không nhận thức nổi mức độ tàn phá các giá trị và thể chế chính trị truyền thống mà Pháp và Việt Minh đã gây ra, [Ngô Đình Diệm] quay về với một vương triều Việt Nam đã không còn tồn tại. Ông ta không hề có kế hoạch xây dựng một quốc gia hiện đại hay huy động dân chúng của mình.” (Herring, America’s longest war, trang 59).
[6]Vào mùa xuân năm 1946, một liên minh tiện thời và ngắn hạn giữa Việt Minh và các đảng phái không cộng sản ở miền bắc Việt Nam sụp đổ, gây ra một làn sóng xung đột và một chiến dịch tiêu diệt tàn bạo của Việt Minh. Xem François Guillemot, “Au Coeur de la fracture viêtnamienne: L’élimination de l’opposition nationaliste et anticolonialiste dans le Nord du Viêt-nam (1945-1946)” trong Le Viêt Nam depuis 1945: États, marges et constructions du passé, ed. Christopher E. Goscha and Benoît de Tréglodé (Paris: Les Indes Savantes, sắp ra).
[7]Ðể biết thêm về việc Bài vận động cho việc bổ nhiệm cũng như từ chức của Ngô Đình Diệm vào năm 1933, xem Bruce Lockhart, The end of the Vietnamese monarchy (New Haven: Yale Council on SEA Studies, 1993), pp. 60-86.
[8]Như trên, trang 87-92.
[9]Ðể biết thêm về các mưu đồ Nhật Bản liên quan đến các nhà quốc gia người Việt trong thời 1940-1945, xem Ralph Smith, “The Japanese period in Indochina and the coup of 9 March 1945”, Journal of Southeast Asian Studies [JSEAS], 9, 2 (1978): 268-301; Kiyoko Kurusu Nitz, “Independence without nationalist? The Japanese and Vietnamese nationalism during the Japanese period, 1940-45”, JSEAS, 15, 1 (1984): 108-133; và Tran My-Van, “Japan and Vietnam’s Caodaists: A wartime relationship (1939-1945)”, JSEAS, 27, 1 (1996): 179-193. Việc Ngô Đình Diệm quan hệ với Nhật Bản trong thời 1943-1944 được Vũ Ngự Chiêu bàn đến trong “The other side of the 1945 Vietnamese Revolution”, Journal of Asian Studies, 45, 2 (1986): 299, 306. Về việc Ngô Đình Diệm cử người đến gặp Cường Ðể, xem Cường Ðể, Cuộc đời cách mạng (Sài Gòn: Nhà in Tôn Thất Lê, 1957), trang 137-138. Ðể biết về việc thành lập cũng như bị đàn áp của Ðại Việt Phục hưng Hội, xem François Guillemot, “Révolution nationale et lutte pour l’indépendance au Viêt-Nam: L’échec de la Troisieme Voie ‘Ðại Việt’, 1938-1955” (Luận án tiến sĩ, École Pratiques des Hautes Études, 2003), trang 206-207. Việc Ngô Đình Diệm trốn khỏi Huế vào mùa hè năm 1944 trong Nitz, “Independence without nationalist?” trang 117.
[10]Ðể biết thêm về kế hoạch và hậu quả cuộc lật đổ của người Nhật vào tháng Ba năm 1945, xem Masaya Shiraishi, “The background to the formation of the Tran Trong Kim Cabinet in April 1945: Japanese plans for governing Vietnam”, trong Indochina in the 1940s and 1950s, ed.Takashi Shiraishi and Motoo Futura (Ithaca, NY: Cornell Southeast Asia Program, 1992): trang 113-141. Shiraishi chứng minh một cách đầy thuyết phục rằng Ngô Đình Diệm nhận được bức điện thứ hai trong hai bức điện mà Bảo Ðại gửi đi ngay sau khi vụ lật đổ xảy ra, và cũng chứng minh rằng Ngô Đình Diệm tự ý từ chối đề nghị của Hoàng đế. Nhưng chúng ta không biết rõ lý do tại sao ông quyết định như vậy. Shiraishi trích dẫn các nguồn tư liệu Nhật gợi ý rằng Ngô Đình Diệm được các đồng minh lý tưởng hoá cố vấn nên từ chối vị trí thủ tướng trên cơ sở là kế hoạch giành độc lập ban đầu đã bị thay thế. Nhưng Stein Tønnesson dùng tư liệu của Pháp để biện luận rằng việc Ngô Đình Diệm từ chối là một thủ đoạn nhằm tăng cường lực đòn bẩy, và ông ta chứng minh rằng Ngô Đình Diệm đã tức giận khi nhận ra rằng Bảo Ðại không đưa ra lời mời lần nữa. Stein Tønnesson, The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a world at war (Oslo: International Peace Research Institute, 1991), trang 285.
[11]Chúng ta không biết rõ ngày tháng và hoàn cảnh cụ thể xung quanh việc Ngô Đình Diệm bị bắt giữ vào năm 1945. Theo tình báo Pháp, Ngô Đình Diệm bị bắt ở Phan Thiết trong khi đang trên đường ra Hà Nội với tư cách là một thành viên của một phái đoàn được uỷ nhiệm đại diện cho một liên minh của các nhóm quốc gia miền Nam Việt Nam. Xem “M. Ngo Dinh Diem, nouveau President du Conseil Vietnamien,” June 1954, Archives de la Ministère des Affaires Étrangères, Paris [MAE], Série Asie-Oceanie, 1944-1955, Sous-série Indochine, dossier 157.
[12]Karnow, Vietnam, trang 232-233; cũng xem Marguerite Higgins, Our Vietnam nightmare (New York: Harper and Row, 1965), trang 157-158; và Shaplen, Lost revolution, trang 110. Một trong những trợ tá của Hồ Chí Minh sau này nói rằng lãnh đạo Việt Minh sợ rằng việc tiếp tục giam giữ Ngô Đình Diệm sẽ làm các nhà quốc gia quê Ngô Đình Diệm ở miền Trung Việt Nam xa lánh họ; George Boudarel and Nguyen Van Ky, Hanoi: City of the rising dragon, do Claire Duiker dịch (Lanham, MD: Rowman and Littlefield, 2002), trang 90 – 91. Luận điểm cho rằng Ngô Đình Diệm được thả là nhờ Linh mục Công giáo Lê Hữu Từ có trong Ðoàn Ðộc Thư và Xuân Huy, Giám mục Lê Hữu Từ và Phát Diệm, 1945-1954: Những năm tranh đấu hào hùng (Houston: Xuân Thu, 1984), trang 117.
[13]Ngô Đình Diệm trước đó đã từng công nhận rằng mình hẳn đã tham gia chính phủ của Hồ Chí Minh để đổi lấy việc được nắm quyền trong chính sách an ninh của Việt Minh; xem Ellen J. Hammer, The struggle for Indochina, 1940-1955 (Stanford: Stanford University Press, 1966), trang 149-150; và Memorandum of Conversation, Edmund S. Gullion, 8 May 1953, Foreign Relations of the United States [FRUS] 1952-1954, vol. 13 (Washington: Government Printing Office, 1982), trang 553-554.
[14]Nguồn tư liệu Pháp được mô tả trong Trần Thị Liên, “Les catholiques et la République Démocratique du Viêt-Nam (1945-1954): Une approche biographique” trong Goscha and de Tréglodé ed., Le Viêt Nam depuis 1945.
[15]Ðể biết thêm về việc thành lập Mặt trận, xem Guillemot, “Révolution nationale” trang 474-478; để biết về sự sụp đổ của nó, xem Jamieson, Understanding Vietnam, trang 210-213.
[16]Guillemot, “Révolution nationale” trang 488-491.
[17]Lockhart, End of the Vietnamese monarchy, trang 165-171; Hammer, Struggle for Indochina, trang 208-216.
[18]Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952 (Paris: Seuil, 1952), trang 420. Bảo Ðại kể lại về cuộc gặp này trong Bảo Ðại, Le dragon d’Annam (Paris: Plon, 1980), trang 190. Ðể biết thêm về quan điểm của Ngô Đình Diệm với các đề nghị của Pháp, cũng như việc Ngô Đình Diệm lo lắng về thái độ của Bảo Ðại vào thời điểm của cuộc gặp, xem Telegram, Hopper to Sec.State, 20 Dec, 1947, FRUS, 1947, vol 6 (Washington: GPO, 1972), trang 152-155.
[19]Devillers, Histoire du Viêt-Nam, trang 425-429.
[20]Ngô Ðình Diệm, “Lời tuyên bố của chí-sĩ Ngô-Ðình-Diệm ngày 16 tháng 6 năm 1949”, in lại trong Con đường chính nghĩa: Ðộc lập dân chủ: Hiệu triệu và diễn văn quan trọng của Tổng thống Ngô Ðình Diệm, tập 1 (Sài Gòn: Sở Báo chí Thông tin, Phủ Tổng thống, 1956) trang 221-222.
[21]Như trên.
[22]Ðiều quan trọng là bản tuyên bố ngày 16 tháng 6 năm 1949 dường như là tư liệu duy nhất do Ngô Đình Diệm viết trong khoảng thời gian trước năm 1954 và được chính quyền miền Nam Việt Nam xuất bản lại sau khi ông đã lên cầm quyền.
Tóm lược: Bài viết này phản bác lại những diễn giải hiện có về Ngô Ðình Diệm bằng cách xem xét những hoạt động của ông trong vòng một thập kỷ trước khi ông trở thành lãnh đạo của miền Nam Việt Nam vào năm 1954. Ngô Ðình Diệm đã chủ động tìm cách nắm quyền trong những năm đó, và ông thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính mình và của những đồng minh người Việt của ông. Cùng thời gian đó, ông và em trai là Ngô Ðình Nhu cũng phác thảo ra viễn kiến đặc biệt về quá trình hiện đại hoá, so rõ cho chúng ta thấy chiến lược xây dựng quốc gia ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954.
Tác giả: Edward Miller là giáo sư khoa Lịch sử, trường đại học Dartmouth.
*
Ngô Ðình Diệm là ai? Trong nhiều thập niên sau vụ ám sát ông vào năm 1963, các sử gia và nhiều cây bút đã đưa ra những diễn giải rất khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Mặc dù việc Ngô Đình Diệm là một nhân vật quan trọng trong lịch sử các cuộc chiến Ðông Dương là điều không ai phản bác – suy cho cùng, cuộc xung đột sau này trở thành “cuộc chiến tranh Mỹ” ở Việt Nam được bắt đầu bằng một cuộc nổi dậy chống lại chính thể miền Nam của Ngô Đình Diệm – nhưng người ta không nhất trí được rằng vì sao và làm thế nào mà Ngô Đình Diệm bước vào một vai trò chủ chốt như vậy. Trong thời gian Ngô Đình Diệm nắm quyền (1954-1963), nhiều người ở Việt Nam và những nơi khác trên thế giới đã mô tả ông là con rối của Mỹ, người đã được Hoa Thịnh Ðốn dựng nên và hậu thuẫn để phục vụ các mục đích của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Ngược lại, những bài viết kể từ thập kỷ 1960 trở đi lại nhấn mạnh vào sự thiếu thiện ý rõ rệt của Ngô Đình Diệm trong việc chấp nhận để Hoa Kỳ cố vấn, và thực tế là liên minh giữa ông và Mỹ cuối cùng đã sụp đổ. Nhiều học giả do vậy đã bác bỏ quan niệm cho rằng Ngô Đình Diệm chỉ là một sản phẩm của chính sách ngoại giao Mỹ, và đã mô tả Ngô Đình Diệm như một sản phẩm của “những truyền thống” tiền hiện đại, chẳng hạn như Thiên chuá giáo và Nho giáo. Nhưng giữa các học giả này không có sự đồng thuận về ý nghĩa và hậu quả của các phẩm chất “truyền thống” ở Ngô Đình Diệm. Trong một vài nghiên cứu sử học gần đây, Ngô Đình Diệm bắt đầu xuất hiện như một vị thánh – anh hùng dân tộc, người đã bị những đồng minh thất thường phá đám; trong một vài nghiên cứu khác, ông lại bị mô tả như một kẻ chuyên quyền cứng nhắc, người đã thất bại vì cố bám lấy những quan niệm lãnh đạo lỗi thời. [1]
Những diễn giả dường như khác hẳn nhau này về Ngô Đình Diệm – hoặc là bù nhìn của Mỹ, hoặc một người yêu nước đạo đức, hoặc một kẻ chuyên quyền phản động - thật ra khá giống nhau. Qua việc mô tả Diệm đơn giản và bằng phẳng, họ đều không công nhận những khía cạnh riêng biệt cũng như ngẫu nhiên trong tư tưởng cũng như hành động của ông. Dù người ta cho rằng Ngô Đình Diệm chỉ là người thừa hành các mưu đồ của Hoa Kỳ hay biểu thị những đặc tính văn hoá hay xã hội “truyền thống”, thì kết quả vẫn thế: trong cả hai trường hợp, khả năng ông tự làm chủ suy nghĩ và hành động của mình đều không được thừa nhận. Tóm lại, những diễn giải đang tồn tại về Ngô Đình Diệm đã tước đi của ông vai trò tác nhân lịch sử. Kết quả là, như một sử gia chỉ ra gần đây, các nghiên cứu sử học đã hạ vai trò của ông xuống thành “phiến diện”. [2]
Bài viết này nhằm khôi phục phần nào vai trò tác nhân của Ngô Đình Diệm qua việc xem xét phần sự nghiệp ít được nghiên cứu đến của ông: thập niên trước năm 1954 khi ông được cử làm Thủ tướng của phần đất mà ngay sau đó sẽ trở thành miền Nam Việt Nam. Nghiên cứu của tôi phản bác lại những quan điểm hiện có về Ngô Đình Diệm về hai mặt. Trước hết, bài viết bác bỏ những khẳng định rằng Ngô Đình Diệm đã trải qua thời gian cuộc chiến Việt Minh – Pháp 1945-1954 trong tình trạng tự cô lập về chính trị, và lặng lẽ chờ thời cơ. [3] Trong thực tế, Ngô Đình Diệm không hề lánh xa những cuộc xung đột đã xé nát Ðông Dương, và ông có liên hệ với hầu hết tất cả các nhân vật chủ chốt trong nền chính trị Ðông Dương khi đó. Do đó, thay vì mô tả ông như một nhân vật thụ động hoàn toàn hoặc phần lớn dựa vào sự ủng hộ của nhóm này hay nhóm khác, bài viết chỉ ra rằng Ngô Đình Diệm đóng một vai trò quan trọng và chủ động trong việc tạo dựng quyền lực cho mình.
Thứ hai, bài phân tích của tôi phản bác lại quan niệm cho rằng có thể coi tư tưởng và hành động của Ngô Đình Diệm vào năm 1945-1954 là bằng chứng cho cách nghĩ “truyền thống”. Như nhà học giả hậu thuộc địa Ronald Inden đã chỉ ra, những viện dẫn “truyền thống” thường bộc lộ xu hướng bản chất luận vốn ngấm sâu trong nền học thuật phương Tây khi nghiên cứu về Châu Á và người Châu Á. [4] Những ví dụ mà Inden phê phán được rút ra từ ngành Ấn độ học, nhưng lý luận của ông có thể áp dụng vào những nghiên cứu viết về Việt Nam nói chung và về Ngô Ðình Diệm nói riêng. Cũng như các học giả Ấn Ðộ học có xu hướng quy vai trò chủ động của người Ấn sang cho người Châu Âu hoặc cho những phẩm chất được coi là bản chất của đời sống Ấn Ðộ chẳng hạn như vấn đề đẳng cấp (caste) hay vương quyền thiêng liêng, các học giả về Chiến tranh Việt Nam cũng thường quy vai trò chủ động của Ngô Đình Diệm cho người Mỹ, hoặc cho những “bản chất” như Nho giáo hoặc Thiên chúa giáo. Bằng cách quy lời nói và hành động của Ngô Ðình Diệm cho những ảnh hưởng còn rơi rớt lại của cách nghĩ tiền hiện đại, nhiều tác giả đã bỏ qua nỗ lực thay đổi những quan niệm cũ thành những hình thức mới của Ngô Đình Diệm, cũng như việc ông quyết tâm đẩy mạnh một viễn kiến riêng biệt về việc làm thế nào để Việt Nam có thể trở thành một quốc gia hiện đại. [5] Ðương nhiên là viễn kiến về công cuộc hiện đại hoá Việt Nam của Ngô Đình Diệm chỉ nảy sinh dần dần, và vào năm 1954 thì nó vẫn chưa được hoàn thiện. Hơn nữa, đó là một viễn kiến hết sức riêng biệt, và nỗ lực của ông trong việc thuyết phục người dân miền Nam về tác dụng và ưu điểm của viễn kiến ấy đã thất bại thảm hại về mặt lâu dài, nhưng thất bại không nhất thiết là tầm thường hay không hợp lý. Ðể có thể có được cách hiểu lịch sử hơn và ít biếm hoạ hơn về vai trò của Ngô Ðình Diệm trong lịch sử các cuộc chiến Ðông Dương, chúng ta cần hiểu được bản chất ngẫu nhiên và đương thời trong quan niệm của ông, và phải xem xét bối cảnh lịch sử - Ðông Dương thời cuối thuộc địa – đã khiến ông có những tư tưởng đó.
Ngô Đình Diệm và cuộc truy tìm một “Lực lượng thứ Ba”, 1945-1950
Với nhiều người Việt quốc gia, khởi đầu của cuộc chiến tranh toàn diện giữa Pháp và Việt Minh vào tháng 12 năm 1946 đặt ra một lựa chọn quả quyết và khó khăn. Ý tưởng ủng hộ chế độ thực dân khiến các nhà hoạt động chống thực dân, chủ trương giành độc lập cho Việt Nam, cảm thấy ghê tởm; mặt khác, nhiều người quốc gia cũng chùn ngại trước ý tưởng ủng hộ Hồ Chí Minh và mặt trận Việt Minh do những người cộng sản chi phối. Một số người từ chối hợp tác với Việt Minh vì lý tưởng; những người khác e ngại cộng sản vì họ đã có kinh nghiệm trong quá khứ. [6] Phải đối mặt với những lựa chọn chẳng hay ho gì như vậy, những người quốc gia này thường từ chối không chọn bên nào, và quyết định chờ sự xuất hiện của một “Lực lượng thứ Ba” - một đảng phái hay liên minh độc lập vừa chống thực dân vừa chống cộng. Từ giữa thập niên 1940, có rất nhiều nỗ lực thành lập Lực lượng thứ Ba ở Ðông Dương, nhưng tất cả đều thất bại vì những rạn nứt tư tưởng và chính trị đã chia rẽ vô số các đảng phái, giáo phái, và bè nhóm không cộng sản của Việt Nam. Kết quả là, nhiều nhà quốc gia đã đặt mình vào thế trung lập không mấy dễ chịu trong cuộc xung đột. Người Pháp chê nhóm lẽ-ra-hẳn-là Lực lượng thứ Ba này là những người “thiếu lập trường” (fence-sitter), còn Việt Minh thì chế nhạo họ vì đã “trùm chăn”.
Là một nhà quốc gia và một lãnh đạo Công giáo nổi tiếng, Ngô Đình Diệm là một trong những người lỗi lạc nhất thuộc nhóm thiếu lập trường. Nhưng đây là cách hiểu dễ gây sai lầm, vì nó ngụ ý rằng Ngô Đình Diệm ngại phải mạo hiểm chính trị. Ngô Đình Diệm sinh năm 1901 trong một gia đình Công giáo hết sức thành đạt. Cha ông, Ngô Ðình Khả là Thượng thư triều đình; anh cả Ngô Ðình Khôi là tổng đốc một tỉnh thời thuộc địa và một anh trai khác, Ngô Ðình Thục, trở thành một trong những vị tổng giám mục Công giáo đầu tiên của Việt Nam. Ngô Đình Diệm tiếp nối truyền thống gia đình, trở thành một viên quan trong triều, và lên tới chức tổng đốc khi còn đang trong những năm cuối tuổi hai mươi. Ông thành công không những nhờ tài cai trị hành chính mà còn nhờ sự đỡ đầu của Nguyễn Hữu Bài, một người Công giáo và lãnh đạo Hội đồng Thượng thư ở Huế. Mặc dù có một quá trình hợp tác lâu dài với chính phủ thuộc địa, vào thập niên 1920, Nguyễn Hữu Bài trở nên bất mãn với việc Pháp ngày càng xâm phạm các đặc quyền của Triều đình Huế, vì vậy ông ta đã tranh thủ Ngô Đình Diệm và các anh của Ngô Đình Diệm trong nỗ lực gây áp lực với Pháp để cải cách nhằm khôi phục lại chủ quyền của Việt Nam. Vào năm 1933, người Pháp cố gắng xoa dịu Nguyễn Hữu Bài bằng cách nâng Ngô Đình Diệm lên chức vụ Thượng thư Bộ Lại; nhưng nước cờ này đã bị đập lại khi Nguyễn Hữu Bài cố vấn Ngô Đình Diệm từ chức để phản đối việc Pháp không chịu khoan nhượng trong vấn đề cải cách. Việc từ chức của Ngô Đình Diệm đã tạo cho ông danh tiếng là một nhà quốc gia không thoả hiệp, mặc dù nó cũng khẳng định địa vị của ông như một lãnh đạo Công giáo nhiều tham vọng và quá khích. [7]
Dù có những nhận định ngược lại về Ngô Đình Diệm, sau năm 1933 ông không rơi vào cảnh bị quên lãng về mặt chính trị, mà vẫn rất tích cực tham gia vào tình hình chính trị triều đình ở Huế suốt thập niên 1930, dù ông không còn giữ chức vụ nữa và đang bị cảnh sát theo dõi. [8] Sau năm 1940, ông tăng cường hoạt động nhằm khai thác các cơ hội chính trị mới nảy sinh do việc Nhật chiếm Ðông Dương. Việc chiếm đóng của Nhật từ 1940-1945 rất kỳ lạ, vì Nhật cho phép một chính phủ thuộc địa Ðông Dương thân Vichy được tiếp tục tồn tại để đổi lại những đặc quyền đồn trú và được cung cấp lương thực. Một chính sách như vậy trái ngược hoàn toàn với thực hành của Nhật ở những nơi khác vùng Ðông Nam Á trong Thế chiến thứ Hai, và nó không phù hợp với các quan chức Nhật, những người tự coi mình là “lý tưởng” trong vấn đề giải phóng các nước đồng chủng Á Châu khỏi ách thuộc địa Châu Âu. Sự bất mãn của những người Nhật “có lý tưởng này” mở đường cho Ngô Đình Diệm, và vào năm 1942, ông đã bị cuốn vào nhiều nhóm mưu đồ chống Pháp. Vào năm 1943, Ngô Đình Diệm cử người liên lạc với hoàng tử Cường Ðể, một nhà hoạt động chống thực dân lâu năm và tuyên bố mình là kế thừa hợp pháp của triều Nguyễn; Cường Ðể sống lưu vong ở Nhật đã hơn hai thập niên, và có liên hệ với các sĩ quan và các nhà ngoại giao “có lý tưởng” ở cả Tokyo và Ðông Dương. Cũng trong khoảng thời gian đó, Ngô Đình Diệm lập ra một đảng chính trị bí mật được biết đến với tên Ðại Việt Phục hưng Hội. Hội này dường như chủ yếu hoạt động ở vùng quê hương của Ngô Đình Diệm thuộc miền Trung Việt Nam, và đảng viên hầu hết - thậm chí có thể toàn bộ - đều là dân Công giáo. Vào mùa hè năm 1944, sở mật thám Pháp biết được sự tồn tại của đảng Ngô Đình Diệm thành lập và bắt đầu bắt bớ đảng viên. Ngô Đình Diệm thoát khỏi bị bắt nhờ sự giúp đỡ của Tổng Lãnh sự Nhật ở Huế, người đã giúp ông ra khỏi thành phố bằng cách cải trang ông thành một sĩ quan trong quân lính hoàng gia. Ông được bay vào Sài Gòn và ở đó vài tháng dưới sự bảo vệ của quân đội Nhật. [9]
Trong một khoảng thời gian ngắn đầu năm 1945, có vẻ như mưu kế dùng người Nhật của Ngô Đình Diệm sẽ thành công. Vào cuối năm 1944, giới tướng lãnh Nhật quyết định rằng đã đến lúc phải hạ bệ chế độ thuộc địa Pháp ở Ðông Dương. Khi họ đang chuẩn bị một vụ lật đổ, các sĩ quan “có lý tưởng” người Nhật đề nghị đưa Cường Ðể lên ngôi và đặt Ngô Đình Diệm làm thủ tướng của chính phủ mới. Không may cho Cường Ðể, nhà chỉ huy tối cao Nhật tại Ðông Dương không đồng ý với lập luận của phe “có lý tưởng”, và ông ta đã phá huỷ kế hoạch trao trả “độc lập” cho người Việt. Kết quả là, khi vụ lật đổ xảy ra vào ngày 9 tháng Ba năm 1945, vị hoàng tử già vẫn ở lại Nhật và Hoàng đế Bảo Ðại đương vị vẫn được tiếp tục giữ vương miện. Bảo Ðại có thể biết rằng trước đó Ngô Đình Diệm đã liên minh với Cường Ðể; nhưng ông vẫn coi Ngô Đình Diệm là ứng cử viên số một để lãnh đạo chính phủ Việt Nam mới thay thế cho chế độ thực dân, và vì vậy ông đã triệu Ngô Ðình Diệm từ Sài Gòn về Huế. Ngô Đình Diệm phạm phải một tính toán sai lầm trầm trọng là đã từ chối đề nghị của Hoàng đế. Gần như ngay lập tức sau đó, ông hối hận về quyết định này và cố gắng đảo ngược tình thế, nhưng quá muộn: Bảo Ðại đã mời học giả và nhà phê bình văn hoá Trần Trọng Kim lên làm thủ tướng thế chỗ Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Diệm đã để lỡ một cơ hội vàng ngọc, mặc dù không phải vì không cố gắng hay không quan tâm. [10]
Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc lên nắm quyền bất ngờ của Hồ Chí Minh và Việt Minh không làm giảm quyết tâm theo đuổi tham vọng chính trị của Ngô Đình Diệm. Thay vì rút ra khỏi cuộc xung đột trong lúc Việt Minh và Pháp đánh nhau (giành quyền) quyết định tương lai của Ðông Dương, Ngô Đình Diệm cân nhắc xem làm thế nào có thể lợi dụng tình hình đương thời để xây dựng một phong trào mới mà cuối cùng có thể áp đảo cả hai đối thủ mạnh này. Ông hiểu việc xây dựng một Lực lượng thứ Ba có thể đứng vững được thì cần phải có thời gian, và lúc này, ông không thể trực tiếp thách thức Pháp hay Việt Minh. Vì vậy, ông chọn một vị trí trung lập bề ngoài trong cuộc xung đột, cùng khi đó, ông cũng cố gắng xây dựng và duy trì quan hệ với cả hai phía. Bằng cách này, Ngô Đình Diệm hy vọng có thể có thêm thời gian và mở rộng nhóm ủng hộ mình và gây thiệt hại cho cả hai đối thủ.
Nỗ lực áp dụng vị trí phi lập trường của Ngô Đình Diệm nhằm đạt được lợi thế chính trị tối đa được thể hiện rõ trong quan hệ của ông với Việt Minh vào cuối thập niên 1940. Bất chấp việc sau này ông nói ngược lại, những tiếp xúc của Ngô Đình Diệm với Hồ Chí Minh và các lãnh đạo Việt Minh khác được mô tả là ve vãn nhiều hơn từ chối rất nhiều. Không lâu sau Cách mạng tháng Tám, Ngô Đình Diệm bị du kích Việt Minh bắt giữ ở miền Trung Việt Nam. Sau khi bị giam một thời gian tại một vùng núi hẻo lánh, người ta đưa ông ra Hà Nội vào đầu năm 1946 để gặp Hồ Chí Minh, người đề nghị với ông một chức vụ trong chính phủ đoàn kết Việt Minh. [11] Trong những năm sau này, Ngô Đình Diệm tuyên bố là mình đã bác bỏ đề nghị này ngay tức thì; ông cũng kể là đã thuyết phục Hồ Chí Minh thả mình chỉ đơn giản bằng cách nhìn thẳng vào mặt vị thủ lĩnh Việt Minh và hỏi một cách hùng biện: ‘Tôi có phải là người sợ áp bức hay sợ chết không?” [12]
Không có lý do gì để nghi ngờ việc Ngô Đình Diệm tuyên bố ông dùng những lời lẽ sắc bén và chua chát trong cuộc gặp đó, vì ông biết rằng quân Việt Minh bắt và xử tử người anh cả Ngô Ðình Khôi của mình mấy tháng trước đó. Mặt khác, khi câu chuyện được Ngô Đình Diệm kể lại về cuộc gặp này vào sau năm 1954 lược bỏ sự thực rằng ông đã sẵn lòng tham gia một chính phủ Việt Minh nếu như Hồ Chí Minh chỉ cần đồng ý với yêu cầu để ông nắm giữ một số mặt trong chính sách. [13] Tương tự, ông cũng không bao giờ công khai thừa nhận việc ông vẫn giữ liên lạc với các lãnh đạo Việt Minh trong ít nhất hai năm sau khi được Hồ Chí Minh thả. Báo cáo của tình báo Pháp thời kỳ này cho thấy rằng Ngô Đình Diệm duy trì các mối liên lạc này với hy vọng cuối cùng có thể thuyết phục một số lãnh đạo Việt Minh bỏ Hồ Chí Minh và quay sang với ông. Theo tin tức của chỉ điểm Pháp, những cuộc trao đổi này khơi dậy những quan tâm đáng kể trong hành ngũ lãnh đạo Việt Minh ở Nam Bộ trong năm 1947-1948. Nhiều quan chức Việt Minh ngưỡng mộ Ngô Đình Diệm và cũng ngưỡng mộ anh của Ngô Đình Diệm là Ngô Ðình Thục, và thậm chí người ta còn rỉ tai nhau là Ngô Đình Diệm đã lôi kéo được tướng Nguyễn Bình, chỉ huy quân sự cao nhất của Việt Minh ở Nam Bộ, đào ngũ. [14]
Cùng thời gian Ngô Đình Diệm đang có quan hệ tay đôi với Việt Minh, ông cũng tìm cách liên minh với các lãnh đạo và các nhóm phái chống cộng. Nỗ lực của Ngô Đình Diệm về hướng này dường như được khơi nguồn cảm hứng từ ví dụ về một liên minh Lực lượng thứ Ba tồn tại ngắn ngủi, được biết đến với tên Mặt trận Thống nhứt Quốc gia. Mặt trận này được hình thành đầu năm 1947 tại một hội nghị của các đảng chính trị và nhóm phái chống cộng tổ chức tại Nam Kinh, Trung Quốc. Sau một đợt hoạt động dấy lên vào mùa xuân và mùa hè năm 1947, mặt trận này bất ngờ sụp đổ do việc một trong những lãnh đạo chủ chốt bị Việt Minh ám sát và do những tranh đấu nội bộ giữa các thành viên. [15] Dường như Ngô Đình Diệm không tham gia vào việc thành lập mặt trận, nhưng khi mặt trận này tự tan vỡ, ông nhanh chóng chuyển theo sự nghiệp của Lực lượng thứ Ba. Vào giữa năm 1947, ông liên minh với Nguyễn Tôn Hoàn, một lãnh đạo Công giáo ở Nam Bộ và là thành viên sáng lập Ðại Việt Quốc dân Ðảng (thường được biết đến với tên Ðại Việt). Suốt mùa thu năm ấy, Ngô Đình Diệm và Nguyễn Tôn Hoàn sát cánh bên nhau để thuyết phục những người chống cộng tham gia một tổ chức quốc gia mới với tên gọi Việt Nam Quốc gia Liên hiệp. Mặc dù sau này trở thành kẻ thù như nước với lửa, Ngô Đình Diệm và Nguyễn Tôn Hoàn gắn bó với nhau vào năm 1947 vì họ có chung tham vọng xây dựng một phong trào Lực lượng thứ Ba tồn tại được. Những liên hệ của Nguyễn Tôn Hoàn trong đảng Ðại Việt và của Ngô Đình Diệm với những ủng hộ viên Công giáo trở thành một phối hợp mạnh mẽ, và trong một khoảng thời gian ngắn, dường như Liên hiệp sẽ thành công ở nơi mà Mặt trận Thống nhứt Quốc gia thất bại. [16]
Theo Ngô Đình Diệm và Nguyễn Tôn Hoàn, mục đích của Liên hiệp là vận động ủng hộ cho một phong trào chính trị mới dưới sự bảo trợ của Bảo Ðại. Sau một thời gian ngắn giữ chức là người đứng đầu Ðế chế Việt Nam do Nhật bảo hộ vào năm 1945, vị hoàng đế này đã buộc phải thoái vị trong Cách mạng tháng Tám. Ông làm cố vấn cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của Hồ Chí Minh trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng vài tháng sau đó chọn sống lưu vong ở ngoại quốc. Năm 1947, Bảo Ðại sống ở Hồng Kông và bắt đầu xem xét các đề nghị của Ngô Đình Diệm, Nguyễn Tôn Hoàn và những người Việt Nam khác vì họ hi vọng là ông có thể chỉ huy một liên minh gồm những nhóm và bè phái không cộng sản vốn bị chia rẽ của Việt Nam. Nhưng cùng lúc đó, cựu hoàng cũng gặp gỡ các viên chức người Pháp. Họ tâng bốc ông làm “trung gian” giữa chủ nghĩa thực dân của Pháp và chủ nghĩa quốc gia của Việt Nam. Vào cuối năm 1947, sự xu nịnh này hình như đạt được ảnh hưởng cần thiết: vào tháng Mười Hai, Bảo Ðại trở lại Ðông Dương trong một thời gian ngắn và đồng ý trên nguyên tắc cho việc thành lập một chính phủ Việt Nam mới trong Liên hiệp Pháp. Sau đó Bảo Ðại lại quay về Hồng Kông để cân nhắc nước cờ tới và để nghe lời khuyên của nhiều nhà lãnh đạo người Việt khác nhau. [17]
Ngô Đình Diệm là một trong số những người đã sang Hồng Kông để cố vấn cho cựu hoàng. Bảo Ðại chưa quên việc Ngô Đình Diệm từ chối phục vụ dưới quyền ông trước đây; nhưng ông vẫn chăm chú lắng nghe Ngô Đình Diệm giục ông đòi hỏi Paris nhượng bộ thêm. Ngô Đình Diệm đặc biệt cao giọng cảnh cáo rằng các nhà quốc gia Việt Nam sẽ không chấp nhận với người Pháp điều gì ít hơn tình trạng mà Anh gần đây thừa nhận Ấn Ðộ và Pakistan. Bảo Ðại có vẻ tiếp thu những lập luận này; nhưng Ngô Đình Diệm sợ cựu hoàng vẫn bị ảnh hưởng các đề nghị của Pháp. [18] Vào tháng Hai năm 1948, Ngô Đình Diệm và các lãnh đạo khác thuộc phe quốc gia gặp tại Sài Gòn để thảo ra một khung đàm phán với Pháp về vấn đề độc lập của Việt Nam. Sau đó Ngô Đình Diệm quay trở lại Hồng Kông vào tháng Ba để cố gắng thuyết phục Bảo Ðại ủng hộ kế hoạch này; ông cũng vận động các quan chức Pháp nhượng bộ thêm về phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Ðiều quan trọng là kế hoạch Ngô Đình Diệm cổ vũ trong những cuộc gặp gỡ này phản ánh nhận thức về nền cộng hoà trong ông: kế hoạch nhằm xây dựng một hội đồng Việt Nam mới, trong đó uỷ nhiệm Bảo Ðại làm đại diện trong các cuộc thương lượng với Pháp, và kế hoạch cũng quy định là cựu hoàng có nghĩa vụ phải hội ý với hội đồng trước khi thực hiện bất cứ thoả thuận nào về vấn đề độc lập. [19]
Không may cho Ngô Đình Diệm là tất cả các nỗ lực của ông đều vô ích. Tại một “Ðại hội mini” ở Hồng Kông vào cuối tháng Ba năm 1948, Bảo Ðại thông báo cho Ngô Đình Diệm và các lãnh đạo người Việt khác là ông ta có ý định tiếp tục xây dựng chính phủ mới theo các điều khoản do Paris đưa ra. Vào tháng Sáu, cựu hoàng ký một thoả thuận thứ hai với các viên chức thuộc địa ngụ ý trao độc lập cho Việt Nam như một “nhà nước liên hiệp” trong Liên hiệp Pháp. Sau một số đàm phán nữa, các chi tiết về quan hệ Việt – Pháp rốt cuộc được ghi trong Hiệp ước Elysée ngày mùng 8 tháng Ba năm 1949. Hiệp ước này thiết lập một nền tự trị hành chính có giới hạn cho Việt Nam, nhưng cho Pháp toàn quyền về chính sách ngoại giao, kinh tế và quân sự. Chẳng bao lâu sau khi ký Hiệp ước, Bảo Ðại trở lại Ðông Dương và tuyên bố là quốc trưởng của một Quốc gia Việt Nam mới, độc lập trên danh nghĩa.
Việc thực thi “giải pháp Bảo Ðại” vào 1948-1949 khiến Ngô Đình Diệm cực kỳ thất vọng. Nhiều nhà lãnh đạo quốc gia chống cộng – bao gồm cả Nguyễn Tôn Hoàn và đảng Ðại Việt - chấp nhận hậu thuẫn cho Bảo Ðại và Quốc gia Việt Nam với hy vọng rằng nhà nước mới này sẽ là một phương tiện đưa dần Việt Nam tới độc lập. Nhưng Ngô Đình Diệm thì phẫn nộ trước cái mà ông coi là sự đầu hàng của cựu hoàng trước những đòi hỏi của người Pháp, và ông quyết định đã đến lúc mình cần phải lên tiếng phản đối trước công chúng. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1949, Ngô Đình Diệm cho đăng một tuyên bố trong đó ông hoàn toàn phủ nhận Hiệp ước Elysée bằng cách nhắc lại đòi hỏi của mình cho quyền tự trị lãnh thổ cho Việt Nam. Ðồng thời, ông cũng gửi thông báo rằng ông không có ý định hợp tác với Việt Minh. Ngược hẳn lại với việc trước đây ông sẵn sang cân nhắc một thoả thuận với Hồ Chí Minh, giờ thì Ngô Đình Diệm kêu gọi một phong trào chống thực dân mới, dưới sự lãnh đạo của “những thành viên đã có những cống hiến xứng đáng cho Tổ quốc” và đặc biệt là “những người kháng chiến” - một dấu hiệu rõ rệt cho thấy ông có ý định thách thức Việt Minh bằng cách lôi kéo một số ủng hộ viên, những người muốn bỏ Việt Minh để sang hàng ngũ của ông. [20]
Tuyên bố của Ngô Đình Diệm vào tháng 6 năm 1949 báo hiệu một thay đổi lớn trong chiến lược. Việc Ngô Đình Diệm công khai cắt đứt với cả Bảo Ðại lẫn Việt Minh không đơn thuần chỉ loại bỏ họ khỏi danh sách những đồng minh có thể trong tương lai. Ông cũng cho thấy ông có một viễn kiến khác cho việc thay đổi cuộc sống và xã hội Việt Nam. Bất chấp việc các nhận định (về ông) sau này khẳng định điều ngược lại, viễn kiến này không phải là một kế hoạch phản động nhằm khôi phục lại các thể chế và giá trị truyền thống. Thực vậy, Ngô Đình Diệm tuyên bố rõ ràng rằng ông coi viễn kiến của mình ít nhất cũng có tính cách mạng ngang với những đề nghị từ các đối thủ của ông:
“Thứ đến, nên biết rằng cuộc tranh-đấu hiện tại không phải chỉ là một cuộc chiến-đấu cho độc-lập Tổ-quốc về phương-diện chính-trị mà thôi, mà còn là một cách-mạng xã-hội để đem lại độc-lập cho nông dân và thợ thuyền Việt-Nam. Ðể cho tất cả mọi người trong nước Việt-Nam mới có đủ phương-tiện để sống xứng đáng với phẩm-cách con người, con người tự-do thực sự, tôi chủ trương những sự cải-cách xã-hội hết sức tân-tiến và mạnh bạo, miễn là phẩm cách con người vẫn luôn luôn được tôn trọng và được tự-do nẩy-nở.” [21]
Khi đó, những chi tiết cuộc “cách mạng xã hội” của Ngô Đình Diệm – bao gồm cả những điều liên quan đến vấn đề quyết định là thể hiện qua chính sách và thực hành - vẫn chưa rõ ràng. Ngô Đình Diệm cũng không đưa ra giải thích nào về nguồn gốc viễn kiến của ông, hay cho biết điều gì đã gợi cảm hứng cho viễn kiến ấy. Nhưng dù sao ông cũng đã tiến hành một bước quan trọng trong việc làm sáng tỏ một chương trình đặc biệt về hành động chính trị và chuyển đổi xã hội. Viễn kiến về tương lai Việt Nam này, mặc dù còn chưa chắc chắn và mơ hồ vào năm 1949, sẽ trở nên chắc chắn và rõ ràng hơn trong những năm sau đó, và trong nhiều khía cạnh, nó cho chúng ta biết được tất cả những quyết định và chính sách quan trọng của Ngô Đình Diệm cho đến cuối đời ông. [22]
Ngô Đình Diệm hy vọng rằng việc đăng tuyên bố ngày 16 tháng 6 của ông sẽ giúp thu hút dư luận công chúng có lợi cho ông. Nhưng về mặt đó, nước cờ này đã thất bại. Tuyên bố của ông được nhiều người đọc và được chú ý trên khắp Việt Nam, nhưng nó không mang đến một sự mến mộ mới của quần chúng dành cho Ngô Đình Diệm, cũng không gây tác hại gì cho “giải pháp Bảo Ðại.” Trên thực tế, hiệu quả tức thì lớn nhất của nó là chấm dứt sự kiên nhẫn của cả Pháp lẫn Việt Minh trong việc tìm cách lôi kéo ông. Kết quả là chẳng bao lâu sau, ông buộc phải cân nhắc những chiến lược khác, và đi tìm những đồng minh khác.
(Còn tiếp 2 phần)
Bản tiếng Việt: © 2007 talawas
[1]Cả những người hâm mộ và những người chỉ trích Ngô Đình Diệm đều mô tả ông như một người theo các quan niệm và thực hành “truyền thống”. Trong thập niên 1960, tác giả từ cả hai phe đều coi việc Ngô Đình Diệm tôn sùng Nho giáo là bằng chứng của một lối suy nghĩ tiền hiện đại; ví dụ, hãy thử so sánh cuốn sách chỉ trích Ngô Đình Diệm gay gắt của nhà báo Denis Warner, The last Confucian (New York: Macmillan, 1963), với cuốn tiểu sử nhằm thánh hoá Ngô Đình Diệm của Anthony Bouscaren, The last of the mandarins: Diem of Vietnam (Pittsburgh: Duquesne University Press, 1965). Theo một số tác giả, thói quen Nho giáo “truyền thống” của Ngô Đình Diệm được căn cước Công giáo của ông củng cố thêm, khiến ông thiên về các hình thức chính quyền cổ điển; xem Bernard Fall, The two Viet-Nams: A political and military analysis, 2nd rev.edn (New York: Praeger, 1967), trang 236. Phân tích của các học giả kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào năm 1975 về Ngô Đình Diệm và các quan niệm của ông có tinh tế hơn, nhưng kết luận của họ về bản chất “truyền thống” trong niềm tin Nho giáo và Công giáo của ông cũng giống hệt những gì đã được viết trước đó. Ðể biết thêm về những phê bình Ngô Đình Diệm theo lối này, xem Neil Jamieson, Understanding Vietnam (Berkeley: University of California Press, 1993), trang 235; William Turley, The Second Indochina War: A short political and military history, 1954-1975 (Boulder, CO: Westview, 1986), trang 13; George Kahin, Intervention: How America became involved in Vietnam (Garden City, NY: Anchor, 1987), trang 93; và Stanley Karnow, Vietnam: A history, 2nd rev.edn (New York: Penguin, 1997), trang 229. Muốn biết thêm ví dụ về các nghiên cứu sau năm 1975 miêu tả sự tận tụy với “truyền thống” của Ngô Đình Diệm theo một cách thông cảm hơn, xem Ellen J. Hammer, A death in November: America in Vietnam, 1963 (New York: Dutton, 1987), trang 52; và Pham Van Luu, “The Buddhist crises in Vietnam, 1963-1966” (Luận án tiến sĩ, Ðại học Monash, 1991), các trang 102-103.
[2]Philip E. Catton, Diem’s final failure: Prelude to America’s war in Vietnam (Lawrence, KS: University of Kansas Press, 2002), trang 2.
[3]Ðể biết thêm về những ý kiến cho rằng Ngô Đình Diệm bị cô lập chính trị trong thập niên 1940 và 1950, xem John Mecklin, Mission in torment: An intimate account of the U.S. role in Vietnam (Garden City, NY: Doubleday, 1965), trang 31; Robert Shaplen, The lost revolution (New York: Harper and Row, 1965), trang 111; và Frances Fitzgerald, Fire in the lake: The Vietnamese and the Americans in Vietnam (Boston: Little, Brown, 1972), trang 82; George Herrings, America’s longest war: The United States and Vietnam, 1950 – 1975, 4th edn (Boston: McGraw-Hill, 2002), trang 59; và Ross Marlay and Clark Neher, Patriots and tyrants: Ten Asian leaders (Lanham, MD: Rowman and Littlefield, 1999), trang 119.
[4]Ronald Inden, Imagining India (Oxford: Blackwell, 1990), đặc biệt từ trang 1 – 48.
[5]Hãy xem tuyên bố của tác giả một cuốn giáo trình bán rất chạy về Chiến tranh Việt Nam: “Không nhận thức nổi mức độ tàn phá các giá trị và thể chế chính trị truyền thống mà Pháp và Việt Minh đã gây ra, [Ngô Đình Diệm] quay về với một vương triều Việt Nam đã không còn tồn tại. Ông ta không hề có kế hoạch xây dựng một quốc gia hiện đại hay huy động dân chúng của mình.” (Herring, America’s longest war, trang 59).
[6]Vào mùa xuân năm 1946, một liên minh tiện thời và ngắn hạn giữa Việt Minh và các đảng phái không cộng sản ở miền bắc Việt Nam sụp đổ, gây ra một làn sóng xung đột và một chiến dịch tiêu diệt tàn bạo của Việt Minh. Xem François Guillemot, “Au Coeur de la fracture viêtnamienne: L’élimination de l’opposition nationaliste et anticolonialiste dans le Nord du Viêt-nam (1945-1946)” trong Le Viêt Nam depuis 1945: États, marges et constructions du passé, ed. Christopher E. Goscha and Benoît de Tréglodé (Paris: Les Indes Savantes, sắp ra).
[7]Ðể biết thêm về việc Bài vận động cho việc bổ nhiệm cũng như từ chức của Ngô Đình Diệm vào năm 1933, xem Bruce Lockhart, The end of the Vietnamese monarchy (New Haven: Yale Council on SEA Studies, 1993), pp. 60-86.
[8]Như trên, trang 87-92.
[9]Ðể biết thêm về các mưu đồ Nhật Bản liên quan đến các nhà quốc gia người Việt trong thời 1940-1945, xem Ralph Smith, “The Japanese period in Indochina and the coup of 9 March 1945”, Journal of Southeast Asian Studies [JSEAS], 9, 2 (1978): 268-301; Kiyoko Kurusu Nitz, “Independence without nationalist? The Japanese and Vietnamese nationalism during the Japanese period, 1940-45”, JSEAS, 15, 1 (1984): 108-133; và Tran My-Van, “Japan and Vietnam’s Caodaists: A wartime relationship (1939-1945)”, JSEAS, 27, 1 (1996): 179-193. Việc Ngô Đình Diệm quan hệ với Nhật Bản trong thời 1943-1944 được Vũ Ngự Chiêu bàn đến trong “The other side of the 1945 Vietnamese Revolution”, Journal of Asian Studies, 45, 2 (1986): 299, 306. Về việc Ngô Đình Diệm cử người đến gặp Cường Ðể, xem Cường Ðể, Cuộc đời cách mạng (Sài Gòn: Nhà in Tôn Thất Lê, 1957), trang 137-138. Ðể biết về việc thành lập cũng như bị đàn áp của Ðại Việt Phục hưng Hội, xem François Guillemot, “Révolution nationale et lutte pour l’indépendance au Viêt-Nam: L’échec de la Troisieme Voie ‘Ðại Việt’, 1938-1955” (Luận án tiến sĩ, École Pratiques des Hautes Études, 2003), trang 206-207. Việc Ngô Đình Diệm trốn khỏi Huế vào mùa hè năm 1944 trong Nitz, “Independence without nationalist?” trang 117.
[10]Ðể biết thêm về kế hoạch và hậu quả cuộc lật đổ của người Nhật vào tháng Ba năm 1945, xem Masaya Shiraishi, “The background to the formation of the Tran Trong Kim Cabinet in April 1945: Japanese plans for governing Vietnam”, trong Indochina in the 1940s and 1950s, ed.Takashi Shiraishi and Motoo Futura (Ithaca, NY: Cornell Southeast Asia Program, 1992): trang 113-141. Shiraishi chứng minh một cách đầy thuyết phục rằng Ngô Đình Diệm nhận được bức điện thứ hai trong hai bức điện mà Bảo Ðại gửi đi ngay sau khi vụ lật đổ xảy ra, và cũng chứng minh rằng Ngô Đình Diệm tự ý từ chối đề nghị của Hoàng đế. Nhưng chúng ta không biết rõ lý do tại sao ông quyết định như vậy. Shiraishi trích dẫn các nguồn tư liệu Nhật gợi ý rằng Ngô Đình Diệm được các đồng minh lý tưởng hoá cố vấn nên từ chối vị trí thủ tướng trên cơ sở là kế hoạch giành độc lập ban đầu đã bị thay thế. Nhưng Stein Tønnesson dùng tư liệu của Pháp để biện luận rằng việc Ngô Đình Diệm từ chối là một thủ đoạn nhằm tăng cường lực đòn bẩy, và ông ta chứng minh rằng Ngô Đình Diệm đã tức giận khi nhận ra rằng Bảo Ðại không đưa ra lời mời lần nữa. Stein Tønnesson, The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a world at war (Oslo: International Peace Research Institute, 1991), trang 285.
[11]Chúng ta không biết rõ ngày tháng và hoàn cảnh cụ thể xung quanh việc Ngô Đình Diệm bị bắt giữ vào năm 1945. Theo tình báo Pháp, Ngô Đình Diệm bị bắt ở Phan Thiết trong khi đang trên đường ra Hà Nội với tư cách là một thành viên của một phái đoàn được uỷ nhiệm đại diện cho một liên minh của các nhóm quốc gia miền Nam Việt Nam. Xem “M. Ngo Dinh Diem, nouveau President du Conseil Vietnamien,” June 1954, Archives de la Ministère des Affaires Étrangères, Paris [MAE], Série Asie-Oceanie, 1944-1955, Sous-série Indochine, dossier 157.
[12]Karnow, Vietnam, trang 232-233; cũng xem Marguerite Higgins, Our Vietnam nightmare (New York: Harper and Row, 1965), trang 157-158; và Shaplen, Lost revolution, trang 110. Một trong những trợ tá của Hồ Chí Minh sau này nói rằng lãnh đạo Việt Minh sợ rằng việc tiếp tục giam giữ Ngô Đình Diệm sẽ làm các nhà quốc gia quê Ngô Đình Diệm ở miền Trung Việt Nam xa lánh họ; George Boudarel and Nguyen Van Ky, Hanoi: City of the rising dragon, do Claire Duiker dịch (Lanham, MD: Rowman and Littlefield, 2002), trang 90 – 91. Luận điểm cho rằng Ngô Đình Diệm được thả là nhờ Linh mục Công giáo Lê Hữu Từ có trong Ðoàn Ðộc Thư và Xuân Huy, Giám mục Lê Hữu Từ và Phát Diệm, 1945-1954: Những năm tranh đấu hào hùng (Houston: Xuân Thu, 1984), trang 117.
[13]Ngô Đình Diệm trước đó đã từng công nhận rằng mình hẳn đã tham gia chính phủ của Hồ Chí Minh để đổi lấy việc được nắm quyền trong chính sách an ninh của Việt Minh; xem Ellen J. Hammer, The struggle for Indochina, 1940-1955 (Stanford: Stanford University Press, 1966), trang 149-150; và Memorandum of Conversation, Edmund S. Gullion, 8 May 1953, Foreign Relations of the United States [FRUS] 1952-1954, vol. 13 (Washington: Government Printing Office, 1982), trang 553-554.
[14]Nguồn tư liệu Pháp được mô tả trong Trần Thị Liên, “Les catholiques et la République Démocratique du Viêt-Nam (1945-1954): Une approche biographique” trong Goscha and de Tréglodé ed., Le Viêt Nam depuis 1945.
[15]Ðể biết thêm về việc thành lập Mặt trận, xem Guillemot, “Révolution nationale” trang 474-478; để biết về sự sụp đổ của nó, xem Jamieson, Understanding Vietnam, trang 210-213.
[16]Guillemot, “Révolution nationale” trang 488-491.
[17]Lockhart, End of the Vietnamese monarchy, trang 165-171; Hammer, Struggle for Indochina, trang 208-216.
[18]Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952 (Paris: Seuil, 1952), trang 420. Bảo Ðại kể lại về cuộc gặp này trong Bảo Ðại, Le dragon d’Annam (Paris: Plon, 1980), trang 190. Ðể biết thêm về quan điểm của Ngô Đình Diệm với các đề nghị của Pháp, cũng như việc Ngô Đình Diệm lo lắng về thái độ của Bảo Ðại vào thời điểm của cuộc gặp, xem Telegram, Hopper to Sec.State, 20 Dec, 1947, FRUS, 1947, vol 6 (Washington: GPO, 1972), trang 152-155.
[19]Devillers, Histoire du Viêt-Nam, trang 425-429.
[20]Ngô Ðình Diệm, “Lời tuyên bố của chí-sĩ Ngô-Ðình-Diệm ngày 16 tháng 6 năm 1949”, in lại trong Con đường chính nghĩa: Ðộc lập dân chủ: Hiệu triệu và diễn văn quan trọng của Tổng thống Ngô Ðình Diệm, tập 1 (Sài Gòn: Sở Báo chí Thông tin, Phủ Tổng thống, 1956) trang 221-222.
[21]Như trên.
[22]Ðiều quan trọng là bản tuyên bố ngày 16 tháng 6 năm 1949 dường như là tư liệu duy nhất do Ngô Đình Diệm viết trong khoảng thời gian trước năm 1954 và được chính quyền miền Nam Việt Nam xuất bản lại sau khi ông đã lên cầm quyền.
Nguồn: Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004. Bản tiếng Việt đăng lần đầu trên talawas, 9.8.2007.
No comments:
Post a Comment